Mẹ và bé Tin Sức Khỏe

TOP 7 Cách Giảm Đau Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng Hiệu Quả Quả Nhất

 

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hầu hết có những biểu hiện đau sau khi tiêm vacxin, sưng đỏ vị trí tiêm, cáu gắt, quấy khóc,…khiến ba mẹ cực kỳ xót con. Đó cũng là lý do nhiều phụ huynh tìm kiếm cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng.

Tại sao trẻ bị đau khi tiêm phòng?

Nhiều người lớn không cảm thấy đau khi tiêm hoặc chỉ là cảm giác nhói như kiến cắn rồi hết ngay lập tức. Tuy nhiên với trẻ em, da thịt non nớt và tác động của thuốc tiêm khiến trẻ bị đau và mức độ đau lớn hơn nhiều lần so với khả năng chịu đựng của cơ thể. Tuy vào cơ địa mà một số trẻ còn gặp các phản ứng khác sau tiêm như nổi mẩn, sưng tấy vùng da xung quanh vị trí tiêm, sốt hay nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

“Theo Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt – Viện y học ứng dụng Việt Nam, trước khi tròn 2 tuổi, trẻ sẽ phải đối mặt với cây kim tiêm khoảng 20 lần trong suốt những lần tiêm chủng.” Tiêm vacxin là cần thiết và trẻ cần được tiêm theo đúng lịch trình để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm như uốn ván, ho gà, bạch hầu,…Thế nhưng nhiều phụ huynh cho biết mỗi lần đưa con đi tiêm chủng là một “cuộc chiến” vì lo lắng con bị đau, quấy khóc, thậm chí là bỏ bú hay chán ăn vì đau sau khi tiêm.

Trẻ bị đau sau khi tiêm – hiện tượng bình thường nhưng đáng lo ngại

Các chuyên gia cho biết trẻ bị đau sau tiêm phòng hoàn toàn là phản ứng bình thường nhưng điều này luôn khiến phụ huynh lo lắng. Có 3 lý do quan trọng sau:

  • Ba mẹ xót con khi thấy con bị đau và quấy khóc không ngừng. Nhiều bà mẹ không đủ can đảm là người bế con khi con tiêm
  • Trẻ bị đau sau khi tiêm phòng sẽ cáu gắt, quấy khóc và ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ. Nhiều trẻ bỏ bú, chán ăn và mất ngủ cả đêm, ảnh hưởng sức khỏe
  • Cảm giác đau khi tiêm chủng phát triển nỗi sợ hãi của bé đối với các bác sĩ, ý tá và kim tiêm
Xem ngay:  Top 10 máy đo thân nhiệt tốt nhất cho kết quả nhanh, chính xác 

7 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng

Nhà Thuốc Sức Khỏe xin gửi tới quý cha mẹ những cách làm giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng rất hiệu quả.

Cho trẻ nghỉ ngơi để giảm đau

Sau khi tiêm, trẻ nhỏ thường khó chịu, cơ thể khá mệt và không muốn bú, không muốn chơi. Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng mát mẻ, yên tĩnh, tránh những nơi gió lộng. Nếu dùng quạt máy thì tránh để quá gần hay thổi thẳng trực tiếp vào người bé hoặc dùng điều hòa thì chỉnh ở mức nhiệt độ phù hợp.Hãy cố gắng dỗ trẻ ngủ nếu có thể.

Mặc đồ rộng rãi cho trẻ, tránh cọ xát vết tiêm

Vùng da vừa tiêm rất nhạy cảm, thường bị sưng tấy và bầm tím hơn. Nếu cọ sát với quần áo sẽ dễ khiến vi khuẩn hoặc bị dính bụi bẩn có thể dẫn với tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm. Bởi vậy hãy mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ, tránh tiếp xúc với vết tiêm.

Cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh – Cho trẻ bú nhiều hơn

Cách giảm đau cho trẻ khi đi tiêm phòng về đó là cho trẻ bú nhiều hơn. Các chuyên gia cho biết những trẻ được bú mẹ sau khi tiêm vacxin sẽ ít khóc hơn những trẻ không được bú. Bú mẹ sẽ phân tán sự tập trung của trẻ vào vết tiêm đau và như một biện pháp trấn an giúp trẻ không còn quấy khóc.

Chườm mát vết tiêm

Đây là cách giảm đau sau tiêm phòng cho trẻ tiếp theo cha mẹ cần biết. Chườm khăn mát lên vùng da mới tiêm sẽ giúp làm dịu da, làm mát vết tiêm để giảm đau cho trẻ. Lưu ý mẹ lên dùng khăn sạch để tránh làm nhiễm khuẩn vết tiêm của con nhé. Cách này khá đơn giản mà hiệu quả nhanh. Tuy nhiên nếu tình trạng sưng đau không cải thiện sau 24h thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Giảm đau sau khi bé tiêm phòng – Cho trẻ uống nước đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường có thể giúp giảm cảm giác đau nhói khi tiêm vắc xin và đường cũng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng này đặc biệt hữu ích với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường và để trẻ ngậm trong khi tiêm chủng.

Xem ngay:  5 Vị không ngờ xuất hiện trong miệng cảnh báo bệnh tật

Giảm đau cho trẻ sau khi tiêm bằng đồ chơi

Dỗ dành trẻ bằng các món đồ chơi cũng là một cách giảm đau thông qua việc phân tán tư tưởng của trẻ. Khi cho trẻ đi tiêm ba mẹ hãy nhớ mang theo những món đồ chơi hoặc đồ vật mà trẻ thích, chẳng hạn như xúc xắc, trái bóng hoặc đồ chơi tạo ra âm thanh…sẽ thu hút sự chú ý của trẻ.

Sử dụng gel hoặc kem gây tê

Gel hoặc kem gây tê có tác dụng giảm đau khi kim tiêm xuyên vào da bé. Sử dụng những loại kem bôi này sau khi trẻ tiêm phòng về cũng giúp trẻ bớt đau, không còn quấy khóc. Chỉ cần một lượng nhỏ khoảng 1g thoa vào vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé, thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm trẻ cần được theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Khi cho trẻ về nhà, ba mẹ cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo những hướng dẫn sau:

  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, với trẻ lớn nên cho trẻ uống nước nhiều hơn, có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm…
  • Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Mặc quần áo cho trẻ thoáng mát vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông nhưng vẫn cần đảm bảo đủ thoải mái, tránh cọ xát vết tiêm
  • Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm
  • Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm
  • Không đắp bất kỳ vật gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây…) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ xuất hiện các phản ứng sau đây cần đưa tới bác sĩ để được xử lý kịp thời:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Có dấu hiệu co giật, tay chân lạnh ngắt, tím tái
  • Thở khó, co lõm ngực
  • Quấy khóc liên miên dù đã được dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ sơ sinh
  • Lừ đừ, trẻ bú kém, bỏ bú
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng

Trên đây là 7 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng. Mong rằng sẽ hữu ích với ba mẹ để con không còn quấy khóc, tránh ảnh hưởng đến bữa ăn, giấc ngủ của con.