Top 6 thuốc cầm máu vết thương nhanh trong trường hợp nguy cấp
Mọi người đều biết rằng mất máu nhiều vô cùng nguy hiểm, rất nhiều trường hợp mất máu do tai nạn, do vết thương sâu dẫn đến tử vong. Vì vậy bạn cần nắm rõ những loại thuốc cầm máu vết thương thông dùng để xử lý kịp thời trong trường hợp nguy cấp.
Danh Mục
Cách xử lý khi có vết thương chảy máu
Khi có vết thương chảy máu cần nhanh chóng tìm cách cầm máu, ngăn chặn máu, tránh mất máu quá nhiều sẽ gây choáng, thậm chí là tử vong. Trước tiên cần nâng cao phần bị thương lên, ngăn chặn chiều của dòng máu. Tiếp theo dùng khăn sạch hoặc dùng tay (đã rửa sạch) ấn chặt vào vết thương (không ấn quá chặt sẽ gây đau) cho đến khi máu ngừng chảy. Trường hợp vết thương sâu và chảy máu nhiều cần sử dụng thuốc cầm máu và đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Top 6 thuốc cầm máu vết thương nhanh chóng
Thuốc cầm máu Transamin
Transamin là một loại thuốc cầm máu chứa hoạt chất chính là axit tranexamic, ức chế tiêu sợi huyết, ngăn ngừa chảy máu.
Thuốc Transamin được sử dụng để cầm máu, chống chảy máu trong các trường hợp:
– Bệnh bạch cầu
– Thiếu máu bất sản
– Chảy máu do bị thương
– Ban xuất huyết
– Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật
– Chảy máu cam
– Chảy máu âm đạo (rong kinh)
– Chảy máu thận, chảy máu phổi
– Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt
Thuốc cầm máu nhanh Calci Clorid
Thuốc Calci Clorid ngăn chặn chảy máu bằng cách giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu dưới da.
Thuốc Calci Clorid được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
– Chảy máu cam
– Ho ra máu
– Xuất huyết dạ dày
– Xuất huyết dưới da
– Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu
Thuốc cầm máu vết thương Ethamsylat
Thuốc Ethamsylat chứa biệt dược chính là Dicynon. Thuốc ngăn chảy máu, hạn chế mất máu tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Cơ chế tác dụng bằng cách tăng sức kháng mao mạch, làm giảm tính thấm của thành mạch.
Thuốc Ethamsylat được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
– Rong kinh
– Chảy máu cấp trong và sau khi phẫu thuật
Thuốc cầm máu Vitamin K1
Một trong top 6 thuốc cầm máu nhanh được sử dụng hiện nay là vitamin K1. Còn có tên gọi khác là Phytomenadiol, -phyloquinon.
Vitamin K1 được sử dụng trong trường hợp chuẩn bị phẫu thuật gan mật, giải độc khi quá liều thuốc chống đông,…Ngoài ra, một số thuốc cầm máu tương tự khác là vitamin K2 (Menaquinon), vitamin K3 (Menadion, Vikasol …).
Thuốc cầm máu Carbazochrom
Carbazochrom là thuốc cầm máu gián tiếp, chứa biệt dược Adrenoxyl, Adona …Thuốc được chỉ định cho trường hợp chảy máu sau phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tai mũi họng, độ bền thành mạch kém.
Thuốc cầm máu vết thương Oxytocin
Oxytocin là thuốc cầm máu thuộc nhóm thuốc cầm máu co mạch, chứa biệt dược Pitocin, Syntocinon…
Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp gây chuyển dạ nếu thai chết lưu, vỡ ối sớm, phá thai,… Thuốc còn được dùng để hỗ trợ chuyển dạ khi cơn co yếu và thưa và trường hợp băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc ở người tăng huyết áp, sinh nhiều lần, có vết mổ cũ. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây vỡ tử cung, thiếu oxy gây ngạt thai, ngộ độc thuốc.
Uống thuốc cầm máu có hại không?
Uống thuốc cầm máu có hại không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là với những ai phải thường xuyên sử dụng loại thuốc này do rong kinh, chảy máu cam,…
Sử dụng thuốc cầm máu đúng liều lượng và đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc theo cách chỉ định không gây nguy hại đến sức khỏe. Ngược lại nếu tự ý sử dụng mà không có sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ, dùng quá liều lượng và dùng trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,…Một số tác dụng phụ phụ hiếm gặp: đau tức ngực, thở dốc, đau cánh tay trái, ho ra máu, ngất, lú lẫn, thị lực giảm sút.
Một số bài thuốc dân gian cầm máu vết thương
Bài thuốc cầm máu từ bột cây đại sâm hành
Đối với những ai không muốn uống thuốc cầm máu thì có thể áp dụng bài thuốc dân gian này. Ngoài tác dụng cầm máu còn giúp giảm đau, giúp vết thương nhanh lành, kích thích lên da non.
Cách thực hiện:
– Lấy củ cây đại sâm hành, rửa sạch, thái mỏng và đem phơi hoặc sấy khô
– Tán thành bột thật nhỏ, rây mịn, cho vào chai hoặc túi ni lông kín đặt nơi khô ráo để dùng dần
– Rửa sạch vết thương, rắc bột củ đại sâm hành lên, dùng băng gạc hoặc vải sạch băng lại
– Mỗi ngày thay thuốc một lần
Bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi (gọi với tên khác là cỏ mực) là bài thuốc cầm máu của ông cha ta từ xa xưa và vẫn hiệu quả cho đến ngày nay.
Cách thực hiện:
– 100g cỏ mực sao cháy đen
– 100g lá chuối hột khô sao cháy đen
– 100g than tóc: tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than
– Trộn đều và rây mịn, đựng vào chai hoặc túi ni lông kín, bảo quản nơi khô thoáng
– Sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên trên
– Đặt gạc hay vải sạch dùng để băng vết thương
– Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Bài thuốc cầm máu từ lông cây cẩu tích
Cách thực hiện:
– Lông cây cẩu tích ngâm với cồn 90 độ, đem phơi khô
– Khi có vết thương chảy máu lấy bột đắp vào vết thương thật chặt sẽ thấy máu cầm rất nhanh
Bài thuốc cầm máu từ lá trầu không
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị lá trầu không, hạt cau già theo tỉ lệ 2:1
– Đem phơi khô, tán thành bột mịn
– Rắc lên vết thương chảy máu rồi băng lại
– Thay thuốc mỗi ngày 1 lần
Lời kết: Trên đây là 6 loại thuốc cầm máu vết thương bạn nên biết cũng như một số bài thuốc cầm máu từ các loại lá cây tự nhiên. Khi bị chảy máu cần sớm khắc phục để tránh dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm!
Leave a Reply