Tin công nghệ

Cách hủy lệnh in trên máy tính nhanh chóng

 

Tổng hợp cách hủy lệnh in trên máy tính

Tùy vào từng hệ điều hành đang sử dụng sẽ có những cách hủy lệnh in trên máy tính khác nhau. Cụ thể: 

Cách hủy lệnh in trên máy tính Window

Đối với hệ điều hành Window, bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau: 

Cách hủy lệnh in trên máy tính Win qua services.msc

  • Bước 1: Ấn tổ hợp phím Windows + R để hiện ra hộp thoại Run. Sau đó bạn nhập services.ms vào thanh tìm kiếm, rồi ấn Enter/OK.
  • Bước 2: Giao diện Services hiện ra, bạn kéo chuột xuống dưới, tìm dòng Print Spooler, rồi click chuột phải, chọn Stop để hủy lệnh in.

cach huy lenh in tren may tinh 1

Hình 1: Thao tác hủy lệnh in trên máy tính Win qua services.msc khá dễ dàng.

Cách hủy lệnh in trên máy tính Win qua Command Prompt

  • Bước 1: Tương tự như bước 1 ở trên, bạn cũng mở hộp thoại Run ra rồi gõ cmd vào ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Trong giao diện Administrator, nhập dòng lệnh net stop spooler vào, sau đó ấn Enter để tắt lệnh in.
Xem ngay:  Vai trò của quan trắc nước ngầm tự động trong cuộc sống

Cách hủy lệnh in trên máy tính Win qua Devices and Printers

  • Bước 1: Ở menu Start góc trái bên dưới màn hình, bạn chọn biểu tượng Cài đặt có răng cưa hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I. Ngay lập tức một giao diện Windows Settings mở ra.
  • Bước 2: Nhấn vào Devices.
  • Bước 3: Trong Devices, chọn tab Printers & Scanners, rồi click chuột phải vào Tên máy in bạn đang kết nối, chọn Open Queue.
  • Bước 4: Trong giao diện Microsoft Print to PDF, bạn tiếp tục click chuột phải, chọn Cancel All Document để tiến hành hủy lệnh in.

cach huy lenh in tren may tinh 2

Hình 2: Hủy lệnh in trên máy tính Win qua Devices and Printers

Cách hủy lệnh in trên máy tính Win qua ứng dụng Settings

  • Bước 1: Mở ứng dụng Settings, chọn Devices, rồi đến Printers & scanners.
  • Bước 2: Nhấp vào biểu tượng máy in, rồi nhấn vào Open queue để xem tất cả các tài liệu đang đợi in.
  • Bước 3: Bạn muốn xóa tài liệu đang đợi in nào thì click chuột phải rồi nhấn Cancel để xóa nó. Trường hợp muốn xóa hết hàng đợi, hãy chọn Printer menu > Cancel All Documents.

Cách hủy lệnh in trên máy tính Win qua Control Panel

  • Bước 1: Tại Start Menu, nhấp vào Control Panel.
  • Bước 2: Tiếp theo chọn View devices and printers.
  • Bước 3: Nhấn chuột phải vào icon máy in đang dùng, chọn See what’s printing.
  • Bước 4: Chọn file muốn xóa, nhấp chuột phải và bấm Cancel.

Cách hủy lệnh in trên máy tính Macbook

  • Bước 1: Ở phần Menu trên góc phải trên cùng của màn hình, bạn chọn System Preferences. Một giao diện hiện ra, bạn nhấn Printers
  • Bước 2: Sau đó ấn vào Open Print Queue nằm cạnh biểu tượng máy in để mở danh sách các lệnh in đang đợi. Click vào tài liệu muốn hủy, chọn Delete để xóa.

cach huy lenh in tren may tinh 3

Hình 3: Hủy lệnh in trên máy tính Macbook

Cách kiểm tra lịch sử tài liệu in trên máy tính

Cách 1: Bật lịch sử máy in

  • Bước 1: Bạn truy cập vào cửa sổ hàng đợi in của máy in.
  • Bước 2: Tiếp theo hãy click Printer, chọn Properties. Rồi chọn máy in và click vào Manage trong menu cài đặt Printers & Scanners.
  • Bước 3: Ở giao diện máy in, bạn chọn mục Advanced, chọn Keep Printed Documents. Cuối cùng nhấp vào OK để lưu cài đặt.
Xem ngay:  Cách cài đặt bluetooth cho laptop win 7 cực đơn giản

Cách 2: Bật lịch sử in trong Event Viewer

  • Bước 1: Mở Event Viewer, rồi chọn Applications and Services Logs, nhấp vào Microsoft, rồi đến Windows. Để mở Windows services.
  • Bước 2: Sau đó bạn cuộn xuống dưới và nhấp vào Print Service. Ở mục Operational, bạn click chuột phải và chọn Properties.
  • Bước 3: Nhấp vào Enable Logging > thiết lập dung lượng tối đa cho lịch sử in > OK để lưu cài đặt.
  • Bước 4: Khi muốn xem lịch sử máy in, bạn chỉ cần truy cập vào Event Viewer bằng cách mở Print Service, chọn Operational. Ngay lập tức lịch sử tất cả các mốc thời gian đã in sẽ được liệt kê rõ ràng cho bạn theo dõi.

Như vậy với những hướng dẫn cách hủy lệnh in trên máy tính chi tiết trên đây, bạn đã có thể chủ động dừng lệnh in bất cứ khi nào rồi nhé! Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công.