Tin Sức Khỏe

Ói ra máu là bệnh gì? Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

Ói ra máu có thể là biểu hiện tạm thời khi cơ thể suy nhược hoặc kích ứng dạ dày. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, ói ra máu là triệu chứng của một số bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Hiện tượng ói ra máu

Ói ra máu (nôn ra máu hay xuất huyết) là tình trạng người bệnh ói ra các chất có lẫn máu hoặc chỉ ói ra mỗi máu. 

Ói ra máu là bệnh gì?
Ói ra máu là bệnh gì?

Hiện tượng này không phải luôn bắt nguồn từ bên trong dạ dày mà có thể là máu do chấn thương trong miệng hoặc đôi khi là chảy máu mũi. Một số trường hợp nghiêm trọng ói ra máu là do chấn thương bên trong, chảy máu nội tạng hoặc nguy hiểm nhất là vỡ nội tạng. 

Máu khi bị ói ra ngoài thường có màu nâu, đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Tùy theo mức độ thường xuyên và màu của máu, các chất lẫn trong máu,… mà chúng ta có thể biết được nhiều mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng nôn ra máu khiến nhiều người lo lắng ói ra máu là bệnh gì. 

Ói ra máu là bệnh gì?

Ói ra máu là bệnh gì
Ói ra máu là bệnh gì

Khi bản thân hoặc thấy người xung quanh ói ra máu mọi người đều lo lắng và hoảng sợ, băn khoăn ói ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm đến tính mạng hay không. Dưới đây là một số căn bệnh có thể gây nôn ra máu:

Viêm dạ dày

Các bệnh dạ dày, điển hình là viêm dạ dày có thể là nguyên nhân dẫn đến nôn ra máu. Viêm dạ dày là tình trạng dư thừa axit dạ dày, vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc dẫn đến dạ dày bị viêm hoặc sưng. 

Viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, hoặc do tăng bạch cầu ưa axit, do thuốc, hóa chất, thức ăn,…Khi thành dạ dày ma sát với các thực phẩm cứng sẽ gây hiện tượng chảy máu. Thông thường đi kèm các triệu chứng như đau bụng, ăn không tiêu, nôn và buồn nôn,…

Loét dạ dày

Ói ra máu là bệnh gì? Loét dạ dày là căn bệnh chiếm tỷ lệ tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị. Cảm giác đau tăng dần khi ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa axit. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen do có lẫn máu. 

Bệnh loét dạ dày
Bệnh loét dạ dày

Loét tá tràng 

Loét tá tràng là căn bệnh có dấu hiệu nôn ra máu nhiều nhất. Bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra khiến bạn thường xuyên đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng,…Khi bệnh nặng, vi khuẩn ăn mòn vào mạch máu gây ói ra máu.

Ung thư dạ dày

Căn bệnh ung thư ác tính nguy hiểm nhất ở đường tiêu hóa đó là ung thư dạ dày. Bệnh có nguy cơ cao ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, ăn uống không lành mạnh,…Ngoài biểu hiện nôn ra máu còn gây mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sụt cân.

Bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày

Viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản là bệnh lý về đường tiêu hóa do vi khuẩn hoặc uống thuốc quá liều gây tổn thương thực quản. Khi ói ra máu có thể thấy máu có màu đỏ đậm, đôi khi là đỏ tươi, nôn ra máu kèm thức ăn.

Triệu chứng của bệnh viêm loét thực quản gồm đau tức ngực, cơn đau tăng khi uống nước hay ăn cơm, giảm khi đói, có cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Xem ngay:  Bệnh nấm móng tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
Viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản

Hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss là xuất huyết đường tiêu hóa trên do rách niêm mạc ở đường thực quản tới dạ dày. Hội chứng này do uống rượu say, nôn ói nhiều, khi nôn thường nôn thức ăn kèm máu. Trường hợp không thể cầm máu, nôn ra máu quá nhiều sẽ dẫn tới kiệt sức và tử vong. 

Giãn tĩnh mạch thực quản

Ói ra máu là bệnh gì luôn là vấn đề nhiều người quan tâm. Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những bệnh gây ra hiện tượng này. Sự giãn căng, sưng phồng ở tĩnh mạch thực quản khi bị vỡ sẽ khiến máu trào ra, máu có màu sẫm và đôi khi ói thấy thức ăn. 

Rách thực quản

Rách thực quản nguyên nhân do ho mãn tính kéo dài trên 8 tuần gây ói mửa ra máu. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản có ít triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh diễn tiến nặng, tế bào ung thư đã đi sâu vào tĩnh mạch máu người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu. Thường tỷ lệ tử vong khi bị ung thư thực quản rất cao.

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp tính ở các cơ quan như sau: các nhu mô tụy, tổn thương tổ chức cơ quan lân cận. Viêm tụy cấp gây buồn nôn xuất hiện sau đau bụng.  Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc đôi khi là nôn ra máu.

Xơ gan 

Câu trả lời cho những ai không biết ói ra máu là bệnh gì thì không ngoại trừ bệnh xơ gan. Các tế bào gan chuyển thành các mô xơ, không thể thực hiện chức năng bình thường. 

Tế bào gan bị hư hại nghiêm trọng sẽ gây áp lực trong gan, áp lực lên tĩnh mạch thực quản. Từ đó khiến tĩnh mạch giãn quá to, nguy cơ vỡ tĩnh mạch và nôn ra máu. 

⇒ Tham khảo: 4 giai đoạn của bệnh xơ gan và biến chứng nguy hiểm cần biết

Bệnh Xơ gan 
Bệnh Xơ gan

Chấn thương vùng bụng

Chấn thương vùng bụng như vết đạn bắn, bị đâm, bị vật nặng làm chấn thương,… sẽ gây vỡ mạch máu, rách dạ dày dẫn tới bị nôn ra máu. Quan sát thấy máu khi nôn có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, đôi khi nôn ra máu kèm thức ăn. 

Chấn thương vùng bụng
Chấn thương vùng bụng

Chảy máu cam

Khá bất ngờ khi biết chảy máu cam cũng là nguyên nhân ói ra máu là bệnh gì. Hiện tượng này xảy ra khi mao mạch bên trong mũi bị tổn thương. Máu có thể chảy xuống thành sau họng khiến người bệnh phải khạc, ói ra máu. 

Chảy máu cam
Chảy máu cam

Nuốt dị vật

Trường hợp nuốt dị vật sẽ bị vướng lại gây tắc hoặc gây ra những tổn thương bên trong cơ thể. Điển hình là cơ quan tiêu hóa. Khi dị vật bị mắc lại trong ruột hoặc thực quản gây ói ra máu, nôn, đau tức ngực, đau bụng, sốt,…Lúc này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế cần nhất để được cấp cứu kịp thời. Nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương nội tạng dẫn tới tử vong. 

Ngoài những nguyên nhân ói ra máu là bệnh gì thì còn có thể do tác dụng phụ của thuốc aspirin. Thuốc có thể gây khó tiêu, loét dạ dày, một số tác dụng phụ của thuốc này gây chảy máu. Tình trạng này dễ dẫn tới chảy máu cam, ói ra máu, dễ bị bầm tím và khó cầm máu hơn bình thường.

Xem ngay:  Bệnh hở van tim có di truyền không? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa?
Nuốt dị vật
Nuốt dị vật

Triệu chứng kèm theo ói ra máu

Một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng với nôn ra máu, bao gồm:

– Buồn nôn

– Khó chịu ở bụng

– Đau bụng

– Nôn ra dịch dạ dày

Nôn ra máu có thể cảnh báo một dấu hiệu sức khoẻ nghiêm trọng. Gọi cấp cứu nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

– Chóng mặt

– Mờ mắt

– Tim đập loạn nhịp

– Thay đổi nhịp thở

– Da lạnh hoặc dính

– Nhầm lẫn

– Ngất xỉu

– Đau bụng nặng

– Nôn ra máu sau chấn thương

Ói ra máu

Ói ra máu nguy hiểm như thế nào?

Ói ra máu là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ngoài những căn bệnh trên thì tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

Nghẹt thở

Khi máu trào ra ngoài sẽ tích tụ máu trong phổi, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp bình thường, dẫn đến nghẹt thở, khó thở. Những người có nguy cơ nghẹt thở khi nôn ra máu bao gồm những đối tượng dưới đây:

– Người cao tuổi

– Người có tiền sử lạm dụng rượu bia

– Người có tiền sử đột quỵ

– Người có tiền sử rối loạn ảnh hưởng đến khả năng nuốt do bẩm sinh hoặc di chứng

Thiếu máu

Ói ra máu nhiều hoặc tình trạng này xuất hiện thường xuyên làm thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Đặc biệt khi mất máu nhanh và đột ngột. Người bệnh cần được điều trị bệnh và truyền máu, sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt tăng cường sản xuất hồng cầu.

Sốc

Biến chứng nguy hiểm khi bị ói ra máu là sốc do giảm thể tích tuần hoàn. Khi thấy bệnh nhân có các triệu chứng chóng mặt khi đứng, thở nhanh, nông, da lạnh, nhợt nhạt, lượng nước tiểu thấp cần đưa nhanh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Sốc có thể dẫn đến giảm huyết áp, đặc biệt nghiêm trọng là hôn mê và tử vong. 

Ói ra máu do sốc
Ói ra máu do sốc

Điều trị ói ra máu bằng cách nào?

Truyền máu

Người bệnh ói ra máu cần được truyền máu nhằm bù lại lượng máu đã mất. Thay thế máu đã mất bằng máu phù hợp từ người hiến tặng.

Truyền nước

Truyền nước qua đường tĩnh mạch nhằm bù nước cho cơ thể. Đôi khi là thuốc ngừng nôn hoặc giảm loét, axit dạ dày. Đây là một trong những cách điều trị ói ra máu hiệu quả.

Nội soi tiêu hóa

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn do ói ra máu, xuất huyết trong, các bác sĩ có thể yêu cầu nội soi tiêu hóa. Phương pháp này nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương của các cơ quan bên trong hệ tiêu hóa.

Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Để điều trị ói ra máu, bên cạnh các biện pháp trên thì người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học: ăn chậm nhai kỹ, tránh nhai quá nhanh hay vừa ăn vừa xem phim, đọc truyện, đọc báo. Nên ăn các thức ăn mềm, tránh đồ ăn quá cứng sẽ ma sát vào thành dạ dày, tá tràng,…Ngoài ra nên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái,…

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã biết ói ra máu là bệnh gì. Mỗi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, khi xuất hiện triệu chứng bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời!