Tin Sức Khỏe

Dị ứng tôm: Dấu hiệu nhận biết nhanh và cách xử lý kịp thời

 

 Dị ứng tôm có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn, bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp này cần có cách xử lý kịp thời trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình huống xấu nhất.

Dị ứng tôm là gì?

Dị ứng tôm (tên khoa học: Shrimp allergy) là tình trạng cơ thể phản ứng quá mẫn với protein có trong loại thực phẩm này. Hệ thống miễn dịch của cơ thể “nhầm lẫn” các protein trong tôm là tác nhân gây hại, vì vậy dẫn đến phản ứng tự nhiên để bảo vệ cơ thể. 

Dị ứng tôm được xếp vào nhóm dị ứng thực phẩm, theo phân loại thuộc nhóm thực phẩm hải sản. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không kể giới tính và độ tuổi. Bất ngờ hơn là dị ứng tôm hoàn toàn có thể xuất hiện cả ở những người nghiện ăn hải sản và yêu thích nhóm thực phẩm này.

Tại sao ăn tôm bị dị ứng?

Tôm được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp đa dạng các vitamin và khoáng chất cho cơ thể: canxi, protein, magie, chất béo, sắt,…Tuy nhiên, thống kê cho thấy có gần 30% trường hợp bị dị ứng sau khi ăn tôm cua và những loại hải sản khác. 

Theo các chuyên gia da liễu, ăn tôm bị dị ứng là do cơ thể nhận định protein có trong cua là chất độc, chất “dị nguyên” gây hại. Lúc này bắt đầu kích hoạt sản xuất kháng thể và giải phóng histamin cùng nhiều chất hóa học khác gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số chất được sản sinh trong quá trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh độc tố khiến cơ thể bị kích ứng.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết dị ứng tôm

Dấu hiệu dị ứng ở da

– Mẩn ngứa, nổi mề đay thành từng tảng, lan rộng nhanh, xuất hiện phát ban màu hồng hoặc đỏ, phân biệt rõ ràng với những vùng da xung quanh 

– Sưng ở mí mắt, miệng, cổ họng, cuống họng, lưỡi, mặt

– Ngứa ngáy, khó chịu và có xu hướng tăng mức độ khi chà xát, cào gãi, ma sát

– Viêm da dị ứng

Dấu hiệu dị ứng ở hệ thống hô hấp

– Co thắt thanh quản, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, sổ mũi,…

– Ngứa rát cổ họng

– Môi, lưỡi hoặc đường hô hấp bị sưng dẫn đến khó nuốt, khó thở, thở khò khè

Dấu hiệu dị ứng ở đường tiêu hóa 

– Đau bụng: tùy theo mức độ mà người bị dị ứng tôm có thể xuất hiện những cơn đau nhẹ, đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn dữ dội

– Nôn và buồn nôn, ói mửa

– Đi tiêu phân lỏng, cảm giác buồn trung tiện, đại tiện nhiều lần

Ngoài những dấu hiệu dị ứng tôm trên, người bệnh còn có thể thấy chóng mặt, ngất xỉu, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ: mạch chậm, tụt huyết áp đột ngột, tim đập nhanh, da tái lạnh nhợt nhạt, mất ý thức,…Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong. 

Xem ngay:  8 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà

Dị ứng tôm có nguy hiểm không?

Các triệu chứng dị ứng tôm thường xảy ra khá nhanh, tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ thể và lượng thực phẩm tiêu thụ mà có biểu hiện dị ứng chỉ trong vài phút. Một số trường hợp các phản ứng dị ứng có thể xảy ra muộn hơn, tuy nhiên hầu như các triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 2 giờ đầu sau khi ăn hoặc tiếp xúc với tôm. 

Dị ứng tôm có thể gây ra các phản ứng từ nhẹ đến nặng, ở nhiều cơ quan khác nhau. Nhẹ nhất là phản ứng ngoài da có thể tự biến mất sau khi cơ thể đã “xử lý” và đào thải dị nguyên. Tuy nhiên những triệu chứng nghiêm trọng ở hệ thống hô hấp và đường tiêu hóa rất nguy hiểm, tụt huyết áp, da tái nhợt, mạch chậm, tim đập nhanh,…có thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là lý do dị ứng tôm nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung được xếp vào dạng bệnh dị ứng nguy hiểm nhất.  

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm

Mặc dù dị ứng tôm có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn:

– Trẻ nhỏ, phổ biến hơn là các bé trai: hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể không có khả năng chuyển hóa hoàn toàn, lượng protein không được hấp thụ có thể kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể

– Người cao tuổi: chức năng thận, gan và hệ tiêu hóa suy giảm nên ăn quá nhiều tôm dễ dẫn đến dị ứng

– Người có tiền sử bị dị ứng với các loại hải sản khác

– Người mắc bệnh lý dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua cao hơn

– Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột có cơ địa dị ứng hoặc từng bị dị ứng cua, tôm.

Dị ứng tôm ở trẻ nhỏ có biến mất khi trưởng thành không?

Một số loại dị ứng như dị ứng trứng, dị ứng các loại hạt thường xuất hiện ngay từ nhỏ và có xu hướng giảm dần hoặc biến mất khi trưởng thành. Hoặc có nhiều loại dị ứng xuất hiện từ nhỏ và buộc người bệnh phải sống chung cả đời như dị ứng cá, dị ứng đạm sữa bò.

Tuy nhiên, dị ứng tôm là loại dị ứng chủ yếu xảy ra ở người trường thành. “Thống kê cho thấy khoảng 60% người bị dị ứng tôm xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở tuổi trưởng thành. Trong khi đó, chỉ có khoảng 1 – 1,5% trẻ em xảy ra tình trạng dị ứng tôm.” (nguồn: genetica.asia). Các triệu chứng dị ứng tôm ở trẻ nhỏ cũng nhẹ hơn so với người trưởng thành. Phản ứng sốc phản vệ xảy ra do dị ứng tôm ở trẻ em khoảng 7,8% trong khi ở người lớn đến 44%.

Ăn tôm bị dị ứng phải xử lý như thế nào?

Nguyên tắc đầu tiên trong cách xử lý, khắc phục dị ứng thực phẩm đó là cần ngừng ăn loại thực phẩm đó ngay. 

Để giảm các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, nổi mề đay,…hãy dùng khăn mát, gạc lạnh hoặc lấy một miếng vải sạch, bọc đá viêm rồi chườm mát lên da. Nhiệt độ thấp giúp làm dịu da và thu nhỏ mạch máu. Từ đó để hạn chế quá trình hình thành những độc tố dưới da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhanh chóng.

Xem ngay:  Máy Xông Mũi Họng Loại Nào Tốt? Review TOP 7 Máy Xông Mũi

Sử dụng các loại lá tắm thảo dược: trà xanh, lá khế, trầu không giúp giảm triệu chứng dị ứng trên bề mặt da

Uống nhiều nước để cơ thể đào thải dị nguyên 

Uống nước chanh và mật ong có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng sẽ giúp giảm cơn ngứa ngáy và ngăn chặn dị ứng xuất hiện. Trà mật ong ấm cũng có tác dụng làm giảm ngứa ngáy ở cổ họng, thở khò khè, hắt hơi do dị ứng tôm cua gây ra

Thay đổi chế độ ăn uống: tăng cường rau củ quả, trái cây tươi để làm mát cơ thể, tăng cường miễn dịch

Trường hợp bị dị ứng nhẹ có thể áp dụng những biện pháp trên và tự khắc phục tại nhà. Ngược lại nếu mức độ dị ứng nặng cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Điều trị dị ứng tôm bằng thuốc 

Trong trường hợp tổn thương da nặng nề, gây phù nề, sưng viêm và đi kèm với các triệu chứng ở đường hô hấp, đường tiêu hóa,…bác sĩ có thể tiêm Epinephrine giúp ổn định huyết áp, đảm bảo hô hấp cũng như ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Sau đó người bệnh được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị triệu chứng dị ứng tôm:

Thuốc kháng histamin: loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh dị ứng như Cetirizine, loratadin, clorpheniramin…giúp ngăn ngừa quá trình phóng thích histamin vào niêm mạc và da, ngăn ngừa phản ứng dị ứng cũng như cải thiện tình trạng nổi mề đay, chảy nước mũi, hắt hơi, đầy hơi, đau bụng,…

Thuốc chống viêm corticosteroid: thuốc được dùng dưới dạng kem hoặc mỡ bôi lên vùng da bị dị ứng như Prednisolone, betamethasone…làm giảm các triệu chứng dị ứng trên bề mặt da, giảm mẩn ngứa, nổi mề đay

Bị dị ứng tôm bao lâu thì khỏi?

Khả năng phục hồi sau khi bị dị ứng tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Mức độ dị ứng, lượng thực phẩm tiêu thụ

– Thể trạng, cơ địa từng người

– Thời gian bắt đầu tiến hành điều trị

– Phương pháp điều trị

Thông thường, hiện tượng dị ứng tôm cua có thể khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, các triệu chứng dị ứng kéo dài hàng tuần. Vì thế ngay khi có dấu hiệu dị ứng, người bệnh không nên chủ quan mà cần tìm cách khắc phục và xử lý sớm.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng tôm 

– Không ăn tôm hay các loại hải sản nếu có tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh lý dị ứng

– Người có cơ địa nhạy cảm nên tránh các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm, cua, mực, nghêu, sò, hàu,…

– Nên chế biến chín hải sản, ăn tái hoặc sống có thể làm tăng nguy cơ dị ứng cũng như nhiễm khuẩn đường ruột

– Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều tôm cua và nhóm thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

– Không ăn tôm cua và các loại hải sản với thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, những chất trong hải sản có thể phản ứng với vitamin C tạo ra độc tính

– Người có thể trạng “hàn” nên hạn chế ăn hải sản, có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý dị ứng tôm cũng như cách xử lý và phòng ngừa nhé. Trường hợp dị ứng nhẹ vẫn cần theo dõi sát sao, không nên chủ quan để tránh những hậu quả nguy hại đến sức khỏe!