Tin Sức Khỏe

8 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà

Việc xử lý vết thương ngay sau khi bị bỏng rất quan trọng. Trường hợp bỏng nặng cần được sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Dưới đây là một số cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả. 

Tìm hiểu các mức độ bỏng để có cách xử lý phù hợp

Bỏng là một trong những tai nạn phổ biến dễ xảy ra hàng ngày khi chúng ta nấu ăn hoặc bỏng do cháy nổ, chập điện, bỏng nắng, bỏng hóa chất, bỏng do máy móc,…Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết thương mà bỏng được chia thành 4 cấp độ:

Bỏng cấp độ 1: da bị đỏ, sưng nhẹ, không phồng rộp

Bỏng cấp độ 2: da phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng đến lớp mô da bên trong

Bỏng cấp độ 3: vùng da bị bỏng thường có trắng, xám hoặc đen. Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến dây thần kinh tê liệt 

Bỏng cấp độ 4: cấp độ bỏng nguy hiểm nhất, tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương

Với tình trạng bỏng cấp độ 1 và 2, vết bỏng có đường kính < 2,5cm bạn có thể áp dụng cách giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà. Mức độ nghiêm trọng bỏng cấp độ 3 và 4 cần được điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế. 

Cách xử lý vết thương khi bị bỏng 

Bước 1: Làm dịu vết bỏng với nước mát 

Ngay khi bị bỏng cần rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước mát trong khoảng 15 – 20 phút. Nước mát sẽ làm giảm nhiệt, xoa dịu cảm giác đau rát và tránh vết thương lan rộng hoặc ăn sâu vào các lớp biểu bì bên dưới.

Bước 2: Vệ sinh vết bỏng

Sau khi làm dịu với nước mát cần làm sạch vùng da bị thương, vệ sinh vết bỏng bằng xà phòng kháng khuẩn nhẹ để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không chà xát khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.

 

Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết

Tuy bỏng cấp độ 1 và 2 tương đối nhẹ nhưng nếu vết bỏng ở nơi dễ bẩn, dễ đụng chạm hay tiếp xúc với những vật khác, chẳng hạn như bỏng ở ngón tay, bàn tay,…thì cần băng lại để tránh dính bụi bẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý chỉ băng nhẹ, không băng quá chặt hay bó sát vào vết bỏng sẽ ma sát gây đau rát và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da. 

Xem ngay:  Ghẻ nước là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bước 4: Tránh chạm vào vết phồng rộp

Nếu bạn bị bỏng và xuất hiện những vết phồng rộp, bóng nước thì nên tránh chạm vào chúng và tuyệt đối không được tự ý chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp thấy chỗ da bị phồng rộp thực sự gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

 

Bước 5: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi bị bỏng để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn. Tia UV sẽ gây hại đến làn da và khiến vết bỏng lâu lành. Bạn nên mặc quần áo dài tay, rộng rãi thoải mái để che vết bỏng nhé. 

8 cách giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả tại nhà

Cách chữa bỏng bằng nước mát

Như đã nói ở trên, nước mát là điều bạn cần nhớ đến đầu tiên, như một phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm dịu vết bỏng, giảm đau rát. Bạn có thể xối nước mát trực tiếp lên vết thương hoặc ngâm vùng da bị bỏng vào chậu nước. 

Tuy nhiên cần nhớ chỉ dùng nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá lạnh sẽ làm tổn thương các mô trên da, hạn chế lưu thông máu và có thể gây ra hiện tượng bỏng lạnh. 

Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng nha đam

Nha đam (lô hội) đã được chứng minh có công dụng hiệu quả trong việc điều trị bỏng nhẹ, bỏng cấp độ 1 và 2. Nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Hãy dùng gel nha đam đóng hộp hoặc nha đam tươi, lấy phần thịt bên trong thoa một lớp mỏng lên da bạn sẽ thấy cảm giác mát dịu nhanh chóng. 

Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng trà đen

Trà đen chứa axit tannic có hiệu quả giảm đau và giảm cảm giác khó chịu bứt rứt khi bị bỏng. Để dùng trà đen chữa bỏng bạn cần ngâm túi trà vào nước ẩm để các tinh chất được “kích hoạt”. Sau đó làm mát nó và đặt lên trên vết bỏng, có thể dùng băng gạc quấn lại để giữ cố định. 

Cách trị bỏng hiệu quả bằng khoai tây 

Một trong những cách giảm đau rát khi bị bỏng tại nhà là dùng khoai tây, nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và cũng rất rẻ tiền. Khoai tây có khả năng làm dịu và chống kích ứng trên da, rất hữu ích cho những vết bỏng nhỏ và nhẹ, đặc biệt là trên tay.

Xem ngay:  Top 9 thuốc dị ứng thời tiết tốt nhất được dùng phổ biến hiện nay

Hãy thái những lát khoai tây mỏng và đắp lên vùng da bị bỏng trong khoảng 15 phút. Nên đắp khoai tây lên vết bỏng càng sớm càng tốt để da không bị phồng rộp.

Mẹo chữa bỏng tại nhà bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên đa công dụng, không chỉ hữu ích trong làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mà còn có thể dùng để chữa bỏng hiệu quả. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, thoa mật ong lên vết bỏng sẽ làm dịu da và giúp vết thương nhanh liền sẹo. 

Bạn dùng một miếng băng gạc, thoa mật ong lên trên và đắp lên vùng da bị bỏng. ể vài giờ và thay băng 3 – 4 lần mỗi ngày.

Cách trị bỏng bằng lá mã đề

Lá cây mã đề khá quen thuộc đặc biệt với những người dân vùng thôn quê. Tương tự như mật ong, lá cây mã đề cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, ngăn chặn nhiễm trùng.

Bạn cần nghiền nát lá cây mã đề và thoa đều lên vết bỏng. Sử dụng một miếng gạc mềm để quấn quanh vết thương. Sau khi lá khô thì thay bằng miếng băng khác. 

Cách giảm đau rát khi bị bỏng bằng hành tây

Sử dụng hành tây chữa bỏng rất hiệu quả do loại củ này có chứa hợp chất lưu huỳnh, giúp giảm đau, chữa bỏng và giảm nguy cơ hình thành mụn nước. 

Bạn cắt nhỏ hành tây, xay hoặc nghiền nhuyễn rồi lọc lấy nước ép. Dùng nước ép hành tây thoa lên vết bỏng, có thể áp dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp vết bỏng mau lành. 

Cách trị bỏng bằng tinh dầu oải hương

Ít ai biết rằng tinh dầu oải hương lại có tác dụng chữa bỏng cực tốt. Lý do là bởi trong tinh dầu oải hương chứa chất giảm đau và sát trùng chữa lành vết bỏng và giảm hệ quả xấu từ vết thương bỏng, ngăn ngừa hình thành sẹo. 

Chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu oải hương hòa với một ly nước, ngâm một miếng vải mềm vào hỗn hợp sau đó dùng chấm lên vết bỏng nhiều lần. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong với dầu hoa oải hương sau đó đặt lên vết bỏng vài lần mỗi ngày.

Lời kết: Trên đây là 8 cách giảm đau rát khi bị bỏng. Bạn cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh tổn thương lan rộng, giảm nguy cơ hình thành bọng nước và không để lại sẹo trên da nhé!