Tin Sức Khỏe

Đau khớp gối phải làm sao? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa?

 

Đau nhức đầu gối, khớp gối là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là với người cao tuổi. Không chỉ gây ra những bất tiện và làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài

Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối gây ra đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, bệnh đau khớp gối xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Nguyên nhân đau khớp gối

Chấn thương đầu gối do chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng ở đầu gối

Bong gân là nguyên nhân đau khớp gối phổ biến. Khi bị bong gân, đầu gối thường đau nhức dữ dội kèm theo tình trạng bầm tím do máu tụ

Tổn thương dây chằng: dây chằng đầu gối rất dễ bị giãn hoặc đứt khi vận động sai tư thế

Tổn thương sụn chêm: là một bộ phận trong cấu tạo khớp gối, sụn chêm bị rách gây đau và sưng nề đầu gối

Trật khớp: Nguyên nhân đau khớp gối là do đâu? Hiện tượng này có thể xảy ra khi bị trật khớp, nghĩa là tình trạng đầu xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.

Gãy xương: nếu bị gãy xương, ấn nhẹ vào phần xương đầu gối có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương

Đau khớp gối là bệnh gì?

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do tai nạn, chấn thương, thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt,…Thoái hóa khớp có thể đi kèm tình trạng viêm, mãn tính. Người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu, đặc biệt là khi vận động, gấp duỗi khớp. 

Viêm khớp gối 

Viêm khớp gối là hiện tượng viêm nhiễm có ảnh hưởng đến 1 hoặc cả hai bên đầu gối, hiện tượng này sẽ phá hủy mô sụn gây ra những hiện tượng sưng gối, đau gối, đi lại khó khăn. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thế mắc bệnh, tuy nhiên bệnh viêm khớp gối thường xuất hiện ở những độ tuổi từ 45 trở đi.

Xem ngay:  Nổi mẩn ngứa ở mông là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa?

Viêm khớp dạng thấp

Đau nhức khớp gối có thể là do viêm khớp dạng thấp. Bệnh lý viêm khớp dạng thấp đặc trưng bởi tình trạng đau khớp, cứng khớp do tổn thương nghiêm trọng màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Nếu không sớm có biện pháp điều trị có thể dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.

Viêm bao hoạt dịch khớp

Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Viêm bao hoạt dịch gây ra các cơn đau khiến người bệnh đi lại khó khăn, gặp nhiều bất tiện trong vận động.

Bệnh gout

Tình trạng đau nhức đầu gối là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh gout. Bệnh gout là xuất hiện do rối loạn chuyển hóa nhân Purin trong thận, điều này sẽ là thay đổi một số chức năng của thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp mỗi khi đợt viêm bùng phát, đặc biệt là những vị trí như ngón chân cái, đầu gối, bàn chân, bàn tay…

Đau khớp gối phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả tại nhà?

Những cơn đau nhức khớp đầu gối làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến vận động. Vậy đau khớp gối phải làm sao? Cách khắc phục và điều trị tại nhà như thế nào?

Chườm lạnh và chườm nóng

Phương pháp chườm nhiệt (bao gồm chườm lạnh và chườm nóng) là cách giảm đau khớp gối nhanh chóng, cảm giác vùng đầu gối dịu lại ngay lập tức. 

Chườm lạnh phù hợp cho những cơn đau do chấn thương sau 48 giờ: giảm đau nhanh, làm chậm tốc độ viêm và giảm nguy cơ sưng tấy cũng như tổn thương mô

Chườm nóng phù hợp điều trị các cơn đau cơ hoặc đau khớp mãn tính. Tuy nhiên không áp dụng trong trường hợp bị viêm da hay có vết thương hở

Massage giảm đau khớp gối

Một trong những cách điều trị đau khớp gối tại nhà là massage. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện bằng những động tác đơn giản:

Ngồi trên ghế, để bàn chân vuông góc với mặt đất, dùng gò bàn tay dưới ấn nhẹ lên đùi trên rồi di chuyển dọc xuống đầu gối, sau đó thả ra. Lặp lại 5 lần

Nắm tay lại tạo thành nắm đấm sau đó dùng cả hai tay ấn vào các phần đùi trên, giữa và dưới khoảng 10 lần, thực hiện như vậy khoảng 3 đợt

Điều chỉnh tư thế hợp lý

Khi bị đau khớp gối bạn cần chú ý điều chỉnh tư thế hợp lý sẽ giúp giảm cơn đau và tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn:

– Ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng sang 2 bên, tránh vắt chéo chân làm căng khớp gối

– Không nên ngồi quá lâu khiến khớp gối trở nên cứng và khó vận động, cần thỉnh thoảng đi lại và vận động, thay đổi tư thế

– Nên chọn các loại giày có thể hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp

Sử dụng tinh dầu giảm đau nhức khớp gối 

Nghiên cứu cho thấy massage bằng tinh dầu đem lại hiệu quả trong việc cải thiện cơn đau và cải thiện chức năng đầu gối, đặc biệt với những người bị viêm khớp gối do đau nhức xương. Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu gừng hoặc cam, thoa đều trong lòng bàn tay và thực hiện các động tác massage tương tự như trên. 

Xem ngay:  Ói ra máu là bệnh gì? Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

Tập các bài tập giảm đau đầu gối

Thực hiện các bài tập dành cho đầu gối là cách tăng cường sức mạnh các cơ, có tác dụng bảo vệ khớp gối. Từ đó hạn chế những cơn đau nhức và giúp người bệnh đi lại, vận động linh hoạt. Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh bị chấn thương. Bạn có thể tham khảo các bài tập trực tuyến hoặc nhờ sự tư vấn của chuyên gia.

Tập vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức đầu gối hiệu quả:

Chọn tư thế nằm hoặc ngồi, duỗi thẳng hoặc nâng 1 chân lên cao

Bước một chân lên trước sau đó đổi chân, lặp lại liên tục tại chỗ giống như đang bước đi

Dành thời gian nghỉ ngơi

Để đảm bảo an toàn khi bị đau đầu gối cũng như tạo điều kiện để các mô khớp có thể phục hồi thì bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, nhờ đó sẽ làm giảm các cơn đau đáng kể. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn nằm yên  một chỗ vì điều này có thể dẫn đến cứng khớp và làm yếu cơ.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Những thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể giúp giảm đau nhức khớp gối hoặc ngược lại. Bạn nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho khớp gối như các loại quả mọng giàu vitamin C, gừng, bơ, hạt lanh, cá giàu omega-3 và đậu nành. Đồng thời tránh ăn mặn vì muối gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức. Tránh ăn những thực phẩm rau củ họ cà, cà chua, khoai tây, ớt đỏ,…là những thực phẩm rất nhạy cảm với bệnh nhân viêm khớp. 

Giảm đau nhức khớp gối bằng châm cứu

Châm cứu có tác dụng giảm đau nhức và cải thiện chức năng khớp gối, giúp khớp đầu gối khỏe mạnh, dẻo dai và linh hoạt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy châm cứu có khả năng hỗ trợ giảm đau ở những người bị viêm xương khớp gây đau nhức đầu gối.

Cách phòng ngừa đau khớp gối 

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: tăng cường rau củ và trái cây, hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ, chất béo

– Giữ cân nặng phù hợp, tránh tăng cân, béo pahì làm tăng trọng lượng cơ thể và gây áp lực lên đầu gối

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật để tránh làm tổn thương khớp gối

– Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine, tăng cường sức khỏe xương khớp 

Lời kết: Qua bài viết trên bạn đã biết đau khớp gối phải làm sao rồi phải không? Hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe để phòng tránh bệnh ngay từ đầu nhé!