Tin Sức Khỏe

Dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc và cách khắc phục nhanh chóng giảm ngứa rát

Dị ứng thuốc nhuộm tóc không chỉ gây ra ngứa rát, tổn thương da đầu,…mà còn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần sớm nhận biết và có cách khắc phục, xử lý kịp thời để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang có ý định nhuộm tóc hay là người thường xuyên thích đổi mới ngoại hình bằng những màu tóc nhuộm thì bài viết này rất quan trọng đấy, đừng bỏ lỡ nhé.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc là gì?

Dị ứng thuốc nhuộm tóc xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một hoặc một số thành phần trong thuốc nhuộm tóc. Cơ thể nhận diện đó là chất gây hại và tiết ra lgE vào trong máu, kết hợp với tế bào bạch cầu giải phóng ra Histamin dẫn đến hiện tượng dị ứng. 

Khi nhu cầu làm đẹp trong cuộc sống hiện đại tăng cao tỷ lệ thuận với số lượng người bị dị ứng thuốc nhuộm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 37% trường hợp gặp tình trạng ngứa hoặc phản ứng cục bộ với các sản phẩm thuốc nhuộm tóc. (nguồn: thuocdantoc.vn). 

Dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc 

Thông thường, dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc sẽ xuất hiện trong vòng 48h kể từ khi da đầu tiếp xúc với hóa chất. Nhận biết thông qua các triệu chứng:

– Cảm giác châm chích hoặc nóng rát trên da đầu, mặt hoặc cổ

– Da bị khô và có hiện tượng phồng rộp

– Ngứa ngáy hoặc sưng da đầu và mặt

– Sưng mí mắt, môi, tay hoặc chân

– Nổi mề đay, mẩn đỏ bất kỳ khu vực da nào trên cơ thể

Trường hợp nghiêm trọng còn gây ra tình trạng sốc phản vệ, một phản ứng cấp tính có thể gây tử vong. Dấu hiệu gồm sưng họng và lưỡi, khó thở, ngất xỉu, buồn nôn, nôn, phát ban, nóng rát, sưng tấy da đầu và các vùng da lân cận. Nếu xuất hiện những dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.

Nguyên nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc

Như đã trình bày ở trên, dị ứng thuốc nhuộm tóc là tình trạng cơ thể phản ứng với chất trong thuốc nhuộm. Thành phần trong thuốc nhuộm tóc có khả năng gây dị ứng cao nhất là paraphenylenediamine (PPD). Chất này không chỉ có trong thuốc nhuộm mà còn có trong mực máy in, mực xăm và xăng.

Xem ngay:  Truyền trắng da có hiệu quả không? Có an toàn không? Những điều cần biết

PPD tác động đến thân tóc và còn liên kết với các protein dưới da gây ra dị ứng. Ngoài ra, người dùng thuốc nhuộm tóc cũng có khả năng dị ứng với một số thành phần khác có ở trong thuốc như peroxide, ammonia,…Vì vậy, nếu bạn bị dị ứng với những thành phần này thì nên hạn chế nhuộm tóc, đặc biệt là thuốc nhuộm tóc màu đen và sẫm chứa nồng độ paraphenylenediamine cao nhất.

Phân biệt dị ứng thuốc nhuộm tóc với kích ứng do da nhạy cảm 

Nhiều người băn khoăn khi nhuộm tóc bị rát da đầu có phải là dị ứng thuốc nhuộm không? Cần phân biệt hiện tượng dị ứng thuốc nhuộm với tình trạng kích ứng do da nhạy cảm. Thông thường, người bị nhạy cảm với thuốc nhuộm sẽ xuất hiện cảm giác nóng rát, châm chích hoặc đỏ, khô da, biểu hiện của viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, những triệu chứng này nhanh chóng thuyên giảm hoặc biến mất. Nếu bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, triệu chứng thường nghiêm trọng hơn trong vòng 48 giờ đầu sau khi tiếp xúc.

Dị ứng thuốc nhuộm tóc phải làm sao? Cách khắc phục nhanh chóng

Gội đầu ngay lập tức

Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi nhuộm tóc điều bạn cần thực hiện nhanh nhất đó là gội đầu ngay lập tức. Gội đầu sẽ giúp loại bỏ chất dị ứng dư thừa còn sót lại ở tóc và da đầu. Bạn có thể dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để gội sạch vùng da đầu tiếp xúc với thuốc nhuộm. 

Thoa thuốc tím đẩy lùi dị ứng

Sử dụng thuốc tím (kali pemanganat) bôi vào khu vực da bị tổn thương. Dung dịch này giúp oxy hóa hoàn toàn PPD và đẩy lùi tình trạng dị ứng.

Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid

Dị ứng thuốc nhuộm tóc phải làm sao? Để làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc nhuộm bạn hãy sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid. Thuốc có thể áp dụng cho các vùng da trên cơ thể, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp ở vùng miệng và mắt. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

Chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng oxy già

Dung dịch oxy già (Hydrogen peroxide) là một chất khử trùng nhẹ sẽ oxy hóa hoàn toàn chất PPD gây dị ứng, ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương da nghiêm trọng hơn. Từ đó làm dịu da, giảm kích ứng và tránh phồng rộp.

Điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng phương pháp tự nhiên 

Thoa hỗn hợp chanh tươi và giấm gạo

Chanh tươi và giấm gạo đều có tính diệt khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, đặc biệt là cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Cách thực hiện:

– Gội đầu với nước ấm trước nhằm loại bỏ bụi bẩn, gàu và dầu thừa trên da, giúp nang tóc thông thoáng để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

– Pha nước cốt 1 quả chanh với 3 thìa giấm gạo

Xem ngay:  Có nên loại bỏ những món ăn nhanh như khoai tây vì lợi ích sức khỏe?

– Thoa hỗn hợp này lên vùng tóc tiếp xúc với thuốc nhuộm, dùng khăn quấn kín và ủ trong 1 tiếng

– Sau đó gội lại bằng nước sạch 

– Thực hiện 1 lần/ngày đến khi các triệu chứng dị ứng hết hoàn toàn

Gội đầu bằng nước lá thảo dược

Lá bưởi, sả, kinh giới, quế, hương nhu, bạc hà,…là những loại thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn. Chúng chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn, thải độc trên da, giảm ngứa rất tốt. và là khắc tinh  của vi khuẩn hay dị ứng. Đồng thời gội đầu bằng nước lá thảo dược còn tốt cho tóc, phục hồi mái tóc bồng bềnh và suôn mượt.

Cách thực hiện:

– Sử dụng các loại thảo dược trên rửa sạch, đun sôi với nước

– Dùng nước lá thảo dược gội đầu 2 – 3 lần/tuần để chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc 

Dị ứng thuốc nhuộm tóc bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, hàm lượng chất dị ứng mà làn da tiếp xúc mà tốc độ phục hồi sau tổn thương là khác nhau ở từng người. Các triệu chứng mẫn cảm với thuốc nhuộm tóc có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn. Nếu sớm nhận biết và có biện pháp điều trị hiệu quả thì sẽ khỏi nhanh hơn, không còn cảm giác ngứa ngáy hay tổn thương da. 

Cách phòng tránh dị ứng thuốc nhuộm tóc 

– Không nhuộm tóc khi da đầu đã bị tổn thương

– Không nhuộm tóc quá 3 lần/tháng ngay cả khi bạn có làn da khỏe mạnh

– Kiểm tra các thành phần có trong thuốc nhuộm, tránh sử dụng các thuốc nhuộm có thành phần gây kích ứng cao

– Có thể kiểm tra thuốc nhuộm tóc có phù hợp hay không bằng cách cho một lượng nhỏ lên vùng da cánh tay (phần da non) để trong khoảng 1 tiếng. Nếu không có hiện tượng da bị kích ứng thì có thể yên sử dụng

– Bạn cũng có thể thực hiện biện pháp test áp chì, giúp tìm ra nguyên nhân gây dị ứng tiếp xúc

– Những người có làn da nhạy cảm, cơ địa dễ kích ứng hay bị dị ứng với thành phần trong thuốc nhuộm nên hạn chế nhuộm tóc

– Một số nhóm bị mắc các bệnh liên quan đến da như chàm, eczema, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay, dị ứng thực phẩm,… thì không nên nhuộm tóc

– Không để thuốc nhuộm tiếp xúc với da lâu hơn so với thời gian khuyến cáo

– Trong quá trình nhuộm tóc, khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng cần ngừng ngay và đi gội đầu 

– Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc chiết xuất thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính hơn

Lời kết: Dị ứng thuốc nhuộm tóc không chỉ gây ra ngứa ngáy, đỏ rát hay sưng rộp da tạm thời mà còn tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn nhuộm tóc để tránh xảy ra tình trạng này nhé!