Tin Sức Khỏe

Bệnh nha chu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

 

Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng, sưng nướu, sưng lợi, đau nhức răng thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh nha chu. Vậy bệnh nha chu là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu (tên tiếng Anh là Periodontitis) là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng bao gồm nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng).

Bệnh nha chu hay viêm nha chu là một bệnh răng miệng, phổ biến chỉ sau sâu răng. Ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm, nướu răng sau đó thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng khiến răng bị lỏng và có thể dẫn đến mất răng, rụng răng. Bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu do tình trạng vệ sinh răng miệng khiến hình thành mảng bám – là những màng sinh học cứng chắc có chứa các vi khuẩn có hại. Vi khuẩn tồn đọng lâu ngày sẽ phá hủy răng và nướu.

Mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ sẽ cứng lại dưới đường viền nướu, lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Cao răng rất khó loại bỏ và chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn, không thể làm sạch bằng cách đánh răng hay dùng chỉ nha khoa mà cần phải đến nha sĩ để loại bỏ nó.
Mảng bám và cao răng càng nhiều thì càng gây hại. Nướu sẽ càng bị viêm nặng hơn và chuyển sang bệnh viêm nha chu. 

Các mức độ của bệnh nha chu 

Bệnh nha chu mãn tính: đây là dạng bệnh phổ biến nhất gây ra bởi sự tích tụ mảng bám do vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Theo thời gian sẽ phá hủy nướu và xương, cuối cùng có thể gây mất răng

Bệnh nha chu tấn công: bắt đầu từ khi còn bé hoặc ở thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Loại này diễn biến nhanh chóng, người bệnh sẽ mất cả răng và xương nếu không được điều trị.

Bệnh nha chu hoại tử: tình trạng nghiêm trọng nhất, đặc trưng bởi mô nướu bị chết, dây chằng và xương không còn mô nướu hỗ trợ, thiếu nguồn cung cấp máu dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng

Triệu chứng bệnh nha chu

– Nướu (lợi) tấy đỏ, sưng và dễ bị chảy máu (khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng)

Xem ngay:  Có thể bảo quản thức ăn thừa trong bao lâu?

– Nướu tụt ra khỏi răng

– Nướu thường xuyên chảy máu ngay cả khi không có bất kỳ tác động nào

– Răng lung lay, đau khi nhai

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu

– Túi mủ hình thành giữa răng và nướu, ấn vào nướu thấy mủ chảy ra

– Sự thay đổi về sự khít sát nhau của các răng khi cắn

– Xương ổ răng bị phá hủy

– Răng lung lay và rụng

Diễn tiến của bệnh nha chu

Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám

Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến thức ăn thừa, dẫn đến hình thành mảng bám. Vi khuẩn tích tụ lại ở chân răng, kẽ răng, viền lợi qua thức ăn thừa không được làm sạch. Mảng bám lâu ngày càng cứng lại tạo thành vôi răng (hay cao răng). 

Giai đoạn 2: Viêm nướu răng

Theo thời gian, vôi răng bám chặt vào nướu gây kích thích nướu răng. Nướu sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu khi ăn, nhai hay chải răng. Khi nướu bị viêm, mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì bám chặt vào chân răng, lúc này sẽ rất dễ bị giắt thức ăn khi ăn, nhai. 

Khi ăn các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ và bám trên lớp vôi răng hơn làm cho lớp vôi răng càng trở nên dày thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên trầm trọng. 

Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Nếu các mảng bám không được loại bỏ, có thể làm cho túi nha chu phát triển giữa nướu và răng  chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, các túi này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn. 

Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá hủy

Các vi khuẩn tiếp tục tích tụ, sinh sôi và phát triển trong môi trường viêm nhiễm, những nhiễm trùng sâu này gây mất mô nướu và xương, phá huỷ khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương. Cuối cùng người bệnh có thể mất một hoặc nhiều răng

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh nha chu rất nguy hiểm nếu không nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp chữa trị kịp thời. Không chỉ phá hủy khung xương ổ răng, nướu răng, dây chằng, gai lợi gây mất răng mà trong quá trình diễn biến bệnh có thể xảy ra những biến chứng là đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, sinh non nhẹ cân…

Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua mô nướu, dẫn đến ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể bệnh nha chu có liên quan đến bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.

Đối tượng dễ mắc bệnh nha chu 

Bệnh nha chu có thể xảy ra với bất kỳ ai, mọi đối tượng và lứa tuổi do tình trạng vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn:

Xem ngay:  5 Vị không ngờ xuất hiện trong miệng cảnh báo bệnh tật

– Người đang bị viêm nướu

– Thực hiện chăm sóc răng miệng kém

– Người nghiện thuốc lá, lạm dụng chất gây nghiện

– Người béo phì, người cao tuổi

– Thay đổi nội tiết tố như mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh

– Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là Vitamin C

– Người đang uống một số loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu

– Người đang điều trị ung thư hoặc mắc bệnh HIV/AIDS hệ thống miễn dịch suy giảm

– Di truyền theo gia đình

– Người mắc các bệnh như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,…

Cách điều trị bệnh nha chu

Bệnh nha chu không thể tự điều trị tại nhà mà buộc phải đến nha khoa, cơ sở y tế để làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương xung quanh. 

Cách điều trị bệnh nha chu:

– Cạo vôi răng, loại bỏ vi khuẩn và cao răng khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu

– Bào láng gốc răng, làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn 

– Sử dụng thuốc kháng sinh: dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống để kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi làm sạch sâu.

– Cách điều trị bệnh nha chu bằng phẫu thuật (Áp dụng với trường hợp nghiêm trọng). Trường hợp bệnh diễn tiến nặng cần phẫu thuật nướu, loại bỏ các túi nha chu để điều trị bệnh dứt điểm 

– Nhiều trường hợp, bệnh nhân bị nha chu thường do răng viêm tủy lâu ngày bị biến chứng nên vẫn cần điều trị tủy.

– Phẫu thuật tái tạo mô nha chu: nhằm tái tạo lại một phần mô mềm và xương bị phá hủy sau khi tình trạng viêm đã ổn định

Cách phòng ngừa bệnh nha chu hiệu quả

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

– Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch vùng kẽ răng, những vị trí mà bàn chải không chạm tới được

– Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng. Chải răng theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng

– Khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm 

Lời kết: Bệnh nha chu rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nhiều người còn chủ quan và chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mong rằng qua bài viết mọi người sẽ có ý thức chăm sóc răng miệng tốt hơn và phòng tránh mắc bệnh nha chu nhé!