Tin Sức Khỏe

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Tay bị bong da là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt phiền toái với những người đi làm phải chấm vân tay. Hiện tượng da tay bị bong tróc có phải do bệnh lý hay vì nguyên nhân nào? Cùng tìm hiểu để biết cách khắc phục và phòng tránh bạn nhé.

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Nguyên nhân da tay bị bong tróc 

Tiếp xúc với xà phòng và hóa chất tẩy rửa

Xà phòng, nước rửa chén, nước rửa tay, dung dịch tẩy rửa bồn cầu,….chứa những hóa chất độc hại bào mòn lớp lipit để bảo vệ bề mặt da khiến da tay bị bong tróc, nứt nẻ và khô ráp, thậm chí là chảy máu. Vùng da non chưa kịp lành thì quá trình này lại lặp lại khiến tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra. Làn da mất đi độ ẩm cần thiết, lâu dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý da liễu khác. 

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Rửa tay quá nhiều

Rửa tay sạch sẽ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm virus, đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên rửa tay quá nhiều không tốt, lực ma sát làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cộng với việc tiếp xúc với nước tẩy rửa như đã nói ở trên là nguyên nhân da tay bị bong tróc. 

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Tiếp xúc nhiều với nước nóng

Nhiều người có thói quen sử dụng nước nóng để sinh hoạt trong mùa đông mà không biết rằng việc này cực kỳ có hại cho da. Nước nóng bốc hơi rất nhanh và cũng làm mất đi độ ẩm tự nhiên, ảnh hưởng đến lớp màng lipid giữ ẩm của da khiến da càng nhanh khô, nứt nẻ và bong tróc. 

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Da tay bị bong tróc do ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời làm tăng sự thoát hơi nước của tầng thượng bì khiến da tay bị mất ẩm và bong tróc, ngứa ngáy, một số trường hợp có thể xảy ra kích ứng. Tia cực tím từ ánh nắng cũng khiến da tay xuất hiện tình trạng ửng đỏ, rát. Nếu bị cháy nắng (bỏng nắng) có thể dẫn đến bong tróc vảy.

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Thời tiết lạnh và hanh khô

Hiện tượng da tay bị bong tróc xảy ra rất phổ biến vào mùa đông. Thời tiết lạnh và hanh khô làm cho làn da dễ bị kích ứng. Da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta luôn cần chú trọng việc dưỡng ẩm da vào mùa đông. 

Da tay bị bong tróc là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên thì vấn đề bong tróc da tay còn có thể do một số tình trạng bệnh lý. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị sớm, tránh những ảnh hưởng về lâu dài. 

Xem ngay:  5 Loại thịt không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân

Bệnh viêm da cơ địa

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính khiến da mẩn đỏ và ngứa. Tình trạng bong tróc có thể xảy ra, nhận thấy rõ ràng ở các đầu ngón tay, trên mu bàn tay. Viêm da cơ địa có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt cấp theo từng giai đoạn, không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh viêm da tiếp xúc

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Người bệnh có thể mắc viêm da tiếp xúc do tiếp xúc nhiều với các hóa chất, xà phòng, xi măng,…Bệnh lý da liễu này đặc trưng bởi tình trạng da tay bong tróc và ngứa. Tuy không nguy hiểm nhưng rất mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái.

Bệnh á sừng

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Bệnh á sừng có thể xảy ra tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở đầu ngón tay, ngón chân, vùng da lòng bàn tay, bàn chân. Á sừng chỉ hiện tượng da khô, nứt nẻ, bong tróc, gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là sưng tấy chảy máu.

Bệnh á sừng nghiêm trọng cả vào mùa đông và mùa hè. Mùa đông thời tiết hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm thấp. Da của người bệnh càng khô ráp và khó chịu hơn. Còn vào mùa hè vùng da bị tổn thương dễ nổi mụn nước và nhiễm khuẩn.

Bệnh vảy nến

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Rất có thể là bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thực chất là hiện tượng tăng sinh tế bào quá mức khi các lớp da cũ chưa kịp mất đi thì các lớp da mới đã hình thành, dẫn đến chồng chéo nhiều lớp lên nhau. Bởi vậy dẫn đến các mảng da dồn đống lại, mảng da đỏ, có vảy trắng, bong tróc nhìn giống giọt nến. Người bệnh bị ngứa ngáy kèm theo biểu hiện đau đớn khó chịu. 

Dư thừa hoặc thiếu hụt vitamin 

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Lạm dụng quá nhiều một loại vitamin hay bổ sung quá ít một loại vitamin cũng là nguyên nhân da tay bị bong tróc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mất cân bằng vitamin, nhất là vitamin B3 có thể dẫn đến bệnh pellagra – một bệnh lý ngoài da có thể gây viêm da ở mức độ nặng.
Bên cạnh đó, dư thừa vitamin A cũng có thể khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Vì vậy bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng các loại vitamin và khoáng chất để có một cơ thể khỏe mạnh và làn da mịn màng. 

Cách phục hồi da tay bị bong tróc 

Phục hồi da tay bằng dầu dừa

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Dầu dừa nổi trội với công dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Nó cũng có chứa axit amin, vitamin E và omega 3 phục hồi da tay bị bong tróc hiệu quả. Đồng thời chống vi khuẩn và nấm xâm nhập, ngăn ngừa những tác nhân gây hại. 

Cách thực hiện:

– Vệ sinh tay sạch sẽ và dùng khăn mềm thấm khô

– Thoa dầu dừa vào ngón tay, bàn tay và những vùng da đang bong tróc khác

– Massage nhẹ nhàng sau 10 – 15 phút thì rửa lại với nước sạch

– Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa lại vào sáng hôm sau.

Làm mềm da tay với mật ong

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên lành tính và có khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời. Nó cũng là một chất kháng sinh tự nhiên để bảo vệ da, ức chế hoạt động của vi khuẩn tấn công qua những kẽ nứt ở tay. 

Xem ngay:  Ghẻ nước là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách thực hiện:

– Thoa mật ong nguyên chất vào vùng da tay bị bong tróc sau khi đã rửa sạch

– Massage nhẹ nhàng và giữ trong 15 – 20 phút

– Rửa lại bằng nước ấm 

Phục hồi da tay bị bong tróc bằng dưa leo

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Một trong những cách phục hồi da tay bị bong tróc đó là dùng dưa leo, vừa đơn giản, dễ mua lại tiết kiệm. Dưa leo chứa hơn 80% là nước cùng với các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng dưỡng ẩm, làm mát da, làm dịu da, cải thiện bong tróc.

Cách thực hiện:

– Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành lát dày

– Chà dưa leo lên tay trong 5 – 10 phút

– Rửa sạch với nước ấm và lau khô

Phục hồi da tay bằng dầu oliu

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Tương tự như dầu dừa, dầu oliu cũng có hiệu quả phục hồi làn da bị bong tróc, khô nẻ trở nên mềm mại, mịn màng. Dầu oliu chứa một lượng lớn vitamin E có khả năng dưỡng ẩm và chữa lành những tổn thương da. 

Cách thực hiện:

– Rửa sạch và thấm khô tay

– Ngâm tay trong dầu oliu ấm khoảng 10 – 12 phút

– Rửa lại bằng nước ấm 

Lô hội dưỡng ẩm, làm mềm da tay bị bong tróc

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Sử dụng lô hội (hay còn gọi là nha đam) sẽ khắc phục làn da tay sần sùi, bong tróc nhờ hiệu quả dưỡng ẩm và làm dịu da. Đồng thời cũng cung cấp nhiều dưỡng chất có thể giúp tái tạo làn da.

Cách thực hiện:

– Lô hội rửa sạch, gọt bỏ vỏ và gai

– Lấy phần gel bên trong thoa lên vùng da bị ảnh hưởng

– Giữ nguyên trong 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước mát

– Bạn có thể thay thế bằng gel lô hội đóng hộp với cách làm tương tự

Da tay bị bong tróc là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phục hồi da?

Làm thế nào để phòng tránh bong tróc da tay?

– Hạn chế dùng nước nóng trong sinh hoạt, đặc biệt là khi tắm. Dùng nước ấm vừa đủ và tránh chà xát tay quá mạnh

– Tránh tiếp xúc với xà phòng, xi măng, hóa chất tẩy rửa. Khi rửa chén, giặt đồ nên mang găng tay để bảo vệ da

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên đeo găng tay và có biện pháp che chắn, mặc áo dài tay

– Thoa kem chống nắng đầy đủ khi ra ngoài, tránh tác hại từ tia UVA, UVB làm tổn thương da

– Uống đủ nước, từ 1.5 -2 lít nước mỗi ngày 

– Dưỡng ẩm da đầy đủ, nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm xong làn da có khả năng hấp thụ tốt nhất

– Bổ sung vitamin và khoáng chất một cách hợp lý và cân bằng

– Khi bắt đầu thấy hiện tượng bong da cần kiêng tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hạn chế dùng nước và sớm có biện pháp phục hồi da

– Không nên bóc da tay đang bong tróc hoặc sử dụng các loại vật dụng để chà xác nhằm loại bỏ phần da này có thể gây tổn thương da và dễ nhiễm khuẩn 

Lời kết: Qua bài viết trên bạn đã biết những nguyên nhân da tay bị bong tróc cũng như cách phục hồi da hiệu quả. Mong rằng bạn không cần phải lo lắng về tình trạng bong da tay nữa nhé!