Tin Sức Khỏe

Bệnh nền là bệnh gì? 20 bệnh nền tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19

Các chuyên gia cho biết bệnh nền, đặc biệt là các bệnh về phổi thuộc nhóm nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong khi mắc Covid 19. Vậy bệnh nền là bệnh gì? Dưới đây là thông tin về các loại bệnh nền thường gặp nhất.

Bệnh nền là bệnh gì?

Bệnh nền là bệnh đã có sẵn trước khi phát hiện thêm một vấn đề sức khỏe nào đó. Người mắc bệnh nền luôn phải đối đầu với bệnh đó, phải uống thuốc và thăm khám, tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh. 

Bệnh nền làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các yếu tố nguy hiểm dễ dàng tấn công. Đồng thời có nguy cơ làm tăng mức độ nặng của các bệnh lây truyền gặp phải, điển hình là Covid-19. 

Các nhóm bệnh nền

Dựa theo yếu tố suy giảm miễn dịch, bệnh nền được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm chuyển hóa thường gây ra do tiểu đường và dư cân. Tiểu đường thường là tiểu đường tuýp II 

Nhóm 2: Nhóm bệnh lý về phổi như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính,…Đó là hai nhóm bệnh đường thở giảm khả năng vận chuyển của các lông chuyển gây ho hen, ứ đờm,…Đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi, nảy nở.

Nhóm 3: Nhóm bệnh tim mạch như bệnh lý mạch vành, tim mãn tính với những người suy tim

Bệnh nền gồm những bệnh gì?

Những bệnh lý nào được coi là bệnh nền? Dưới đây là danh sách một số bệnh nền thường gặp và đặc biệt là làm tăng mức độ nghiêm trọng của Covid 19.

– Đái tháo đường

– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

– Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

– Bệnh thận mạn tính

– Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

– Béo phì, thừa cân

– Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

– Bệnh lý mạch máu não

– Hội chứng Down

– HIV/AIDS

– Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

– Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

– Hen phế quản

– Tăng huyết áp

Xem ngay:  Dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc và cách khắc phục nhanh chóng giảm ngứa rát

– Thiếu hụt miễn dịch

– Bệnh gan

– Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

– Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

– Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

– Các bệnh hệ thống.

Các loại bệnh hệ thống

Các loại bệnh hệ thống xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên.

Sau đây là một số bệnh hệ thống thường gặp:

– Bệnh tự miễn lupus ban đỏ;

– Viêm khớp dạng thấp;

– Hội chứng Sjogren;

– Viêm tuyến giáp mạn Hashimoto;

– Hội chứng Goodpasture;

– Viêm mạch;

– Addison tiên phát;

– Suy cận giáp tiên phát;

– Giảm bạch cầu do tự kháng thể chống bạch cầu;

– Bệnh nhược cơ nặng;

– Vô tinh trùng tiên phát tự miễn;

– Thiếu máu ác tính Biermer;

– Giảm tiểu cầu tự miễn;

– Bất sản tủy do tự kháng thể chống tế bào mầm tủy xương;

– Hội chứng Guillain Barré viêm đa rễ dây thần kinh;

– Xơ gan do mật tiên phát do tự kháng thể kháng Mitochondrie;

– Bệnh Coeliac Kie;

– Viêm loét đại tràng xuất huyết;

– Bệnh Basedow do tự kháng thể TSI, TBII, TGI;

– Đái tháo đường (type 1) do tự kháng thể kháng đảo Langerhans, kháng glutamic acid decarboxylase, kháng tế bào bê ta;

– Xơ cứng rải rác do tự kháng thể chống myelin thường xảy ra ở người trẻ (15-40 tuổi);

– Viêm gan mạn tấn công do tự kháng thể chống cơ trơn, tự kháng thể chống lipoprotein của tế bào gan;

– Bệnh Crohn gây hẹp từng đoạn đường tiêu hóa nhất là đại tràng, lâm sàng và cận lâm sàng dễ lẫn với lao đại tràng, chưa tìm thấy tự kháng thể;

– Một số bệnh viêm cầu thận và viêm ống thận kẽ do tự kháng thể chống kháng nguyên nhân và kháng nguyên u, kháng IgG;

– Hội chứng Goodpasture: Do tự kháng thể chống màng nền cầu thận;

– Thiếu máu tan máu tự miễn do tự kháng thể chống kháng nguyên bề mặt hồng cầu tự nhiên gây nên.

Bệnh nền làm mức độ nặng và nguy cơ tử vong khi mắc Covid-19

Những người mắc bệnh lý nền khi mắc Covid-19 sẽ suy giảm sức đề kháng khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương các cơ quan nhanh hơn so với các bệnh nhân khác. Vì thế khiến bệnh Covid-19 diễn biến nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt là với nhóm đối tượng trên 50 tuổi có tiền sử bệnh nền sẽ nguy kịch rất nhanh. 

Xem ngay:  23 cách giải rượu nhanh và hiệu quả nhất cho người say tại nhà

Những bệnh nhân Covid-19 trên bệnh nền mãn tính phải sử dụng những biện pháp hỗ trợ hô hấp như ECMO, thở máy, thở oxy,…

Trong công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 ngày 21/12,  Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID- 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà

Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ

Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19

Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh nền mắc Covid-19

– Ăn uống đủ chất, đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu, ăn trái cây, uống nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất 

– Không bỏ bữa

– Uống đủ nước, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống 

– Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe)

– Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày

– Suy nghĩ tích cực, lạc quan, duy trì tâm lý thoải mái

– Thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, thông báo với bác sĩ ngay khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh nền là bệnh gì. Và người có bệnh nền nếu nhiễm Covid-19 sẽ gia tăng mức độ nghiêm trọng như thế nào. Người bệnh cần chăm sóc y tế đặc biệt là tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống để hồi phục sức khỏe sớm nhất.