Tin Sức Khỏe

12 các bệnh về da thường gặp: triệu chứng và cách điều trị 

Các bệnh về da luôn là mối lo ngại của nhiều người khi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin 12 bệnh da liễu phổ biến thường gặp bạn cần nắm rõ.

Bệnh viêm da cơ địa

Định nghĩa

Viêm da cơ địa (còn gọi là chàm, eczema, sẩn ngứa Besnier, bệnh liken đơn mạn tính) là một bệnh lý mãn tính khiến da mẩn đỏ và ngứa. Trên bề mặt da nổi nhiều mụn nước và vảy tiết. Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da phổ biến thường gặp nhất, chủ yếu do di truyền hoặc yếu tố môi trường.

Bệnh da liễu Viêm da do cơ địa
Bệnh viêm da do cơ địa

Triệu chứng

Bệnh viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng:

– Phát ban da, nổi mẩn đỏ

– Các nốt mụn, sần đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá,…

– Ngứa dữ dội, ngứa tăng lên khi nóng, đổ mồ hôi

– Người bệnh cào gãi nhiều có thể nhiễm trùng và chảy dịch

– Một số triệu chứng khác: khô qua do mất nước, da đóng vảy, viêm môi bong vảy, mi dưới có 2 nếp gấp, thâm sạm quanh mắt,…

Cách điều trị 

Điều trị viêm da do cơ địa
Điều trị viêm da do cơ địa

– Sử dụng thuốc: thuốc điều trị ngứa và phục hồi da, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng viêm, thuốc uống,…

– Liệu pháp ánh sáng: cho da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (những loại ánh sáng khác như tia cực tím UVA, UVB cũng được chỉ định sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc)

– Băng ướt: cho bệnh nhân viêm da cơ địa quấn băng ướt quanh vùng da tổn thương sau khi đã bôi corticoid.

Bệnh viêm da tiếp xúc

Định nghĩa

Viêm da tiếp xúc là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, gây dị ứng. Bệnh da liễu này thường xảy ra ở những người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, các tác nhân gây kích ứng. 

Bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc bao gồm:

– Nổi mẩn đỏ, phát ban các khu vực bị bệnh như cổ, đầu, trán, mặt mí mắt, bụng, chân tay,…

– Da tróc vảy, đau, ngứa tại vị trí tiếp xúc, có thể kèm mụn nước hoặc rỉ dịch

Cách điều trị 

– Ngưng tiếp xúc với các tác nhân gây ra tình trạng viêm da

– Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phục hồi da

– Mang quần áo bảo hộ, găng tay khi làm việc dưới môi trường tiếp xúc thường xuyên với hóa chất

– Thoa dưỡng ẩm ngay lập tức sau khi rửa tay với dung dịch sát khuẩn

Bệnh Zona thần kinh

Định nghĩa 

Bệnh zona thần kinh (dân gian thường gọi là bệnh giời leo) là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) thuộc họ virus herpes gây ra – chủng virus cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Vì vậy người bị thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh. 

Bệnh zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh

Triệu chứng 

Triệu chứng bệnh zona thần kinh khi khởi phát là thấy cảm giác nóng, rát bất thường, châm chích trên vùng da, nhất là về đêm. Khoảng nửa ngày đến một ngày sau, trên vùng da đó xuất hiện những mảng đỏ, nhô cao hơn bề mặt da, nối với nhau thành dải, vệt dọc theo đường dây thần kinh.

Tiếp tục, những mảng đỏ đó có mụn nước, ban đầu sẽ thấy căng nhưng về sau chuyển màu đục dần rồi hóa mủ, tự vỡ ra tạo thành các vết loét gây đau rát. Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh zona thần kinh còn có những dấu hiệu nhận biết khác như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, yếu cơ, nhạy cảm với ánh sáng, đau dây thần kinh,…

Cách điều trị 

Sử dụng nhóm thuốc kháng virus, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, phù nề

– Sử dụng thuốc giảm đau

– Thuốc kháng histamin

– Thuốc tăng cường miễn dịch

– Điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc bôi giảm đau rát, chống viêm, chống để lại sẹo,…

Bệnh chàm (Eczema)

Định nghĩa

Bệnh chàm (hay còn gọi là Eczema) chỉ tình trạng viêm da không lây nhiễm, đặc trưng bởi nốt sần mụn nước và những mảng đỏ. Bệnh chàm có thể cấp tính hoặc mãn tính, phát triển theo từng đợt và dễ tái phát thường xuyên. Theo nghiên cứu, bệnh chàm là một trong các bệnh về da liễu phổ biến và dễ mắc phải, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh chàm (Eczema)
Bệnh chàm (Eczema)

Triệu chứng

– Da xuất hiện các nốt hoặc đám nốt nhỏ, sưng phù và nổi cộm nhẹ

– Xuất hiện mụn nước dưới da gây ngứa ngáy khó chịu

– Mụn nước gây ngứa rát. Khi vỡ sẽ để lại những điểm nhỏ trên da tương tự như vết kim đâm. Nhiều vết này sẽ khiến đa trợt lở, rò rỉ dịch và nguy cơ nhiễm khuẩn cao, có thể hình thành mủ, sưng nóng và có vẩy kết.

– Các triệu chứng của bệnh chàm thường là phát ban ở mặt, da đầu, sau khuỷu tay, trên cổ, cổ tay, mắt cá chân… 

Cách điều trị 

Biện pháp điều trị tại chỗ:

– Dung dịch sát khuẩn: nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng,…

– Hồ nước: sát trùng, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại

Xem ngay:  Dị ứng thịt bò phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời?

– Kem bôi có chứa kẽm: ngăn chảy dịch, hỗ trợ làm khô da, giảm ngứa và làm dịu da

Biện pháp điều trị toàn thân: 

– Thuốc kháng histamin

– Thuốc chứa corticoid

Kháng sinh

Bệnh vảy nến

Định nghĩa

Một trong các bệnh về da liễu thường gặp hiện nay là bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là là chứng rối loạn da mạn tính gây ra tình trạng giãn nở mạch máu và viêm da. 

Bệnh vảy nến có thể xảy ra với mọi đối tượng ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường thấy ở người trưởng thành dưới 35 tuổi. Căn bệnh này sẽ không đáng lo ngại nếu nhận biết và điều trị sớm. Ngược lại trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, vảy nến mủ,…

Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến

Triệu chứng

Đúng như tên gọi, bệnh vảy nến đặc trưng bởi tình trạng đỏ da kèm bề mặt tróc vảy trắng như sáp cây nến. Các mảng bám thường xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. 

Bệnh đôi khi gây ngứa và có thể gây tổn thương móng, khớp và nhiều cơ quan khác.

Cách điều trị 

– Sử dụng thuốc mỡ cho da

– Thuốc ức chế miễn dịch

– Kết hợp thuốc bôi, thuốc uống và thuốc tiêm

– Liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học

– Người bệnh cần tránh tiếp xúc với các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh

Mề đay, mẩn ngứa

Định nghĩa

Mề đay, nổi mẩn ngứa là bệnh da liễu do phản ứng của mạch máu trên da gây phù và ngứa. Bệnh xuất hiện khi tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng: thức ăn, hóa mỹ phẩm, thời tiết, nấm mốc, tình trạng chà sát da, nước quá nóng hoặc quá lạnh,…

Mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa

Triệu chứng 

– Da xuất hiện những mảng gồ ghề, màu hồng, xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhiều hơn tại vùng da có nếp gấp.

– Mề đay có thể đi kèm với hiện tượng phù mạch như sưng môi, mặt, bộ phận sinh dục,…

– Khi càng gãi, càng động vào vùng da bị mề đay thì càng ngứa và có thể bị chảy máu, bội nhiễm 

Cách điều trị 

Mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh da liễu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Để điều trị tình trạng này có thể áp dụng các phương pháp sau:

– Sử dụng thuốc uống chữa dị ứng, mẩn ngứa nổi mề đay

– Dùng thuốc bôi làm dịu da, phục hồi tổn thương

– Làm mát khu vực bị nổi mẩn ngứa bằng cách chườm mát

– Mặc quần áo thoải mái, hạn chế gãi và chà xát lên vùng da

Bệnh ghẻ

Định nghĩa

Bệnh ghẻ là bệnh da liễu do ký sinh trùng cái ghẻ trên da gây ra. Bệnh lây lan nhanh chóng từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp, thường lây cho các thành viên trong gia đình. 

Bệnh ghẻ không quá nghiêm trọng nếu được chữa trị kịp thời. Ngược lại tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp,…

Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ

Triệu chứng

– Ngứa: cơn ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm do hoạt động của ghẻ đào hang hay để trứng trên vật chủ

– Da nổi nhiều mụn nước: xuất hiện mụn nước rải rác ở những vùng da mỏng, bên trong chứa dịch lỏng có thể bị vỡ ra khi gãi ngứa hay ma sát với quần áo.

– Xuất hiện luống ghẻ, rãnh ghẻ: xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài khoảng 2 – 4 mm do hoạt động của con ghẻ cái khi đào hang hoặc đẻ trứng

– Trên da có thể có các vết xước, vảy da, đỏ da, rát thâm. Có thể có mụn mủ, chàm hóa.

Cách điều trị 

Sử dụng thuốc trị ghẻ, chủ yếu là dạng bôi ngoài da: Thuốc D.E.P, kem Permethrin 5%, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, kem crotamiton 10%, Ivermectin, Esdepallethrin…

Vệ sinh da với nước muối

Trị bệnh ghẻ bằng phương pháp dân gian: sử dụng một số loại lá cây như lá đào, lá xà cừ,…trong các loại lá cây này có chứa chất kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn cái ghẻ và phục hồi da

Viêm da tiết bã

Định nghĩa

Viêm da tiết bã là một bệnh viêm da mãn tính làm cho da khô và bong ra, làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô. Bệnh da liễu viêm da tiết bã thường kéo dài và cần điều trị lặp lại nhiều lần. 

Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã

Triệu chứng

– Bệnh viêm da tiết bã đặc trưng bởi mảng hồng ban tróc vảy vùng tiết bã (nếp mũi má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu)

– Vùng da bị bệnh có màu đỏ cam, bên trên phủ vảy xám trắng, khô hoặc mỡ nhờn, đôi khi xuất hiện các sẩn vảy da có bờ rõ

– Vùng ngực lưng cũng có thể biểu hiện các tổn thương hình đồng xu, hình nhẫn,..

– Ở các vùng có lông như: đầu, lông mày, lông mi, râu… hay thấy vảy da dính màu trắng

– Ở mặt có các thương tổn như: hai má hình cánh bướm, rìa trán, kẽ mũi, giữa hai lông mày có lớp da màu đỏ, có vảy da

Cách điều trị

Ở người lớn, viêm da tiết bã có thể xuất hiện hay biến mất vào thời điểm nào đó trong đời. Điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống kết hợp với chế độ sinh hoạt, chăm sóc da kỹ lưỡng. 

Xem ngay:  Bệnh nền là bệnh gì? 20 bệnh nền tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19

Bệnh nấm da

Định nghĩa

Một trong 15 các bệnh về da phổ biến thường gặp là bệnh nấm da. Bệnh nấm da gây ra bởi vi khuẩn nấm, có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như nấm tóc, nấm thân, nấm móng, nấm bẹn,…Bệnh nấm da có thể lây lan từ người sang người, đặc biệt là các thành viên trong gia đình khi tiếp xúc với các đồ vật, quần áo có dính nấm của người bệnh. 

Bệnh nấm da
Bệnh nấm da

Triệu chứng

Bệnh nấm da đặc trưng bởi các triệu chứng:

– Xuất hiện  dạng vòng tròn, đóng vảy, sưng đỏ, bong tróc tại vị trí bị nấm như da đầu, thân, bẹn, vùng kín,….những khu vực có nếp gấp và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển

– Theo thời gian, các vòng tròn lan rộng ra, chồng chéo lên nhau

– Người bệnh ngứa ngáy dữ dội

– Khi gãi ngứa quá nhiều có thể gặp tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng nặng hơn

Cách điều trị 

– Sử dụng thuốc trị nấm

– Điều trị bệnh nấm da bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt: giữ cho vùng da khô ráo, mặc quần áo thông thoáng, hạn chế cào gãi, tiếp xúc các chất gây dị ứng da,…

– Tránh lây lan bệnh nấm da cho người khác bằng cách sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, không ngủ chung giường,…

Mụn cóc

Định nghĩa

Mụn cóc (hay còn gọi là hạt cơm) là một dạng tăng sinh bất thường của da khi lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng dẫn đến da nổi các u xấu xí, sần sùi. Mụn cóc là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HPV. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước hoặc tổn thương trên da. 

Mụn cóc
Mụn cóc

Triệu chứng

Triệu chứng của mụn cóc là xuất hiện các nốt u cục sần sùi trên da, kích thước như hạt cơm. Mụn cóc có thể có tại các vị trí tay, chân và các khớp ngón tay, ngón chân. Màu sắc đôi khi trùng với màu da nhưng đôi khi có màu đen, nâu hoặc xám đen phẳng mịn trên bề mặt da. 

Cách điều trị 

– Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi tại chỗ như Cantharidin, Acid Salicylic,…làm bong tróc lớp sừng của da, làm mỏng nốt mụn và loại bỏ mụn cóc ra khỏi bề mặt da

– Điều trị mụn cóc bằng mẹo dân gian: trị mụn cóc bằng tỏi, giấm táo, lá tía tô,…

– Phương pháp điều trị mụn cóc tại bệnh viện: đốt điện, áp lạnh, tiểu phẫu,..

Mụn trứng cá

Định nghĩa

Trong các bệnh da liễu thường gặp không thể không nhắc tới mụn trứng cá, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Mụn trứng cá là tên gọi chung cho các loại mụn trên da. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà mụn trứng cá có những biểu hiện khác nhau, gồm nhiều loại như mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, mụn viêm,..

Mụn trứng cá
Mụn trứng cá

Triệu chứng

– Da nổi mẩn đỏ, sưng, có mủ hoặc không do vi khuẩn tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hình thành mụn. 

– Nốt mụn có thể gây đau và ngứa ngáy

– Nếu gãi hoặc chà xát khiến các nốt mụn vỡ ra, vi khuẩn lây lan càng khiến cho tình trạng mụn nghiêm trọng

Cách điều trị 

– Vệ sinh da sạch sẽ bằng các sản phẩm phù hợp

– da chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần

– Sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp với thuốc nội tiết nếu nguyên nhân gây mụn do rối loạn nội tiết

– Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, không ăn cay nóng, và uống những chất kích thích, những thứ có chứa cafein

– Giảm lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc (7- 8h) / ngày có thể giảm thiểu mụn mọc tối đa

Bệnh chốc lở

Định nghĩa

Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn da gây ra bởi liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu tùy trường hợp. Có 3 dạng chốc lở thường gặp là chốc bọng nước, chốc lở không bọng nước và chốc loét. 

Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở

Triệu chứng

– Xuất hiện từng mảng nhỏ trên da, ngày càng lớn hơn

– Lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể

– Các nốt sần đỏ, ngứa quanh miệng và mũi. Khi các nốt này vỡ ra làm cho vùng da xung quanh bị đỏ và kích ứng, hình thành lớp vỏ màu vàng nâu

– Chốc lở dạng chốc loét gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh

Cách điều trị

– Điều trị bệnh chốc lở bằng thuốc mỡ kháng sinh với trường hợp nhẹ

– Trường hợp nặng cần sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống

– Vệ sinh vùng da bị chốc lở bằng nước ấm, nhẹ nhàng loại bỏ lớp vảy trước khi bôi thuốc để kháng sinh có thể xâm nhập vào da.

Trên đây là 12 các bệnh da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sớm phát hiện các triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sức khỏe nhé!