Bệnh hở van tim có di truyền không? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa?
Bệnh hở van tim là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên một vấn đề nhiều người quan tâm hơn là bệnh hở van tim có di truyền không?
Danh Mục
Bệnh hở van tim là gì? Các dạng bệnh hở van tim
Bệnh hở van tim là gì?
Trái tim có cấu tạo gồm có 4 van: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ để để đảm bảo cho dòng máu chỉ đi một chiều. Bệnh hở van tim xảy ra khi van tim không thể đóng lại hoàn toàn khiến dòng máu bị trào ngược hướng trong quá trình đóng van. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lại khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Điều đó khiến cho trái tim bị “quá tải” và dễ dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, suy tim,…
Các dạng bệnh hở van tim
Vai trò của van 2 lá là ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Khi bị hở van tim 2 lá, máu sẽ chảy ngược dòng và buồng tâm nhĩ trái.
Vai trò của van 3 lá là ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. Khi bị hở van tim 3 lá, dòng máu sẽ chảy ngược vào buồng tâm nhĩ phải.
Van động mạch phổi làm nhiệm vụ ngăn giữa tâm thấy phải và động mạch phổi. Khi bị hở van động mạch phổi, máu sẽ trào ngược dòng về tâm thất phải
Vạn động mạch chủ giúp ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ. Hở van động mạch chủ khiến máu trào ngược về tâm thất trái.
Nguyên nhân hở van tim
Có 2 nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim. Đó là hở van tim bẩm sinh và hở van tim do người bệnh mắc phải các loại bệnh lý khác, có thể không phải bệnh liên quan đến tim mạch.
Nguyên nhân bẩm sinh
Hở van tim do bẩm sinh, thường do các bất thường trong cấu trúc van động mạch chủ hoặc van 2 lá. Xuất hiện ngay từ khi sinh ra, có thể do biến đổi gen hoặc những ảnh hưởng trong quá trình mang thai của người mẹ.
Nguyên nhân bệnh lý
Hở van tim do bệnh lý có thể là bệnh lý van tim mắc phải do hậu thấp. Đây là một dạng bệnh tại khớp xương, thường xảy ra sau khi người bệnh bị thấp khớp. Tỷ lệ hở van tim ho hậu khớp chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước đang phát triền, trong đó có Việt Nam.
Bệnh lý van tim do thoái hóa gây ra, thường gặp ở người cao tuổi, do các van tim bị dày, vôi hóa, đóng không kín gây ra.
Tình trạng hở van tim do người bệnh mắc phải bệnh nhồi máu cơ tim, cơ tim bị giãn nở không thể co lại như cũ, phình hoặc tách động mạch chủ, bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, do van 2 lá bị sa van, đứt dây chẳng van 2 lá,…
Triệu chứng bệnh hở van tim
Tùy thuộc vào mức độ và diễn tiến của bệnh, bệnh hở van tim sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc. Trong gia đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường có các dấu hiệu không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của căn bệnh khác. Vì vậy thường không để ý mà bỏ qua mất giai đoạn điều trị tốt nhất. Chỉ khi xuất hiện những biểu hiện trầm trọng mới đi kiểm tra sức khỏe. Bạn không nên bỏ qua nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây:
- Thường xuyên gặp tình trạng khó thở, nặng hơn khi nằm
- Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Tim đập nhanh, kèm theo trống ngực
- Xảy ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên, ngồi xuống
- Phần chân và mắt cá chân sưng phù
- Ho khan, đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm,….
Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?
Độ hở của van tim chia ra thành 4 mức là hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Bệnh hở van tim khi hở nhẹ hoặc trong thời gian đầu sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên khi mức độ hở nặng và bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác như: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hình thành huyết khối, tăng áp động mạch phổi hay suy tim…
Trong các trường hợp hở van cấp tính, bệnh nhân có thể có những triệu chứng rất nghiêm trọng như truỵ tim mạch, tụt huyết áp, ngất, thậm chí là tử vong.
Bệnh hở van tim có di truyền không?
Hở van tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến mà số lượng người mắc ngày càng tăng lên. Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh hở van tim có di truyền không, liệu trong gia đình có người thân mắc bệnh thì bạn có nguy cơ bị hở van tim không?
Khoa học đã chứng minh bệnh hở van tim không di truyền, cũng đồng nghĩa với việc trong các nguyên nhân gây bệnh không có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bệnh hở van tim có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Có nghĩa là nếu như trong gia đình bạn có người mắc bệnh, thì bạn có thể có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.
Bệnh hở van tim có chữa khỏi được không?
Bệnh hở van tim khó chữa khỏi hoàn toàn và người bệnh cần xác định tâm lý “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ và khám sức khỏe, tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm, theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp dự phòng phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh hở van tim
Điều trị bệnh hở van tim giai đoạn nhẹ
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: tránh thực phẩm nhiều muối, nhiều dầu mỡ, chất béo, hạn chế bia rượu, thuốc lá và không làm việc quá sức
Sử dụng thuốc: Thuốc lợi tiểu, Digitalis, thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc giãn mạch nhóm nitrat, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm…
Điều trị bệnh hở van tim giai đoạn nặng
Trường hợp hở van tim nặng và có nguy cơ dẫn đến biến chứng, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác thì cách điều trị là buộc phải phẫu thuật.
Phẫu thuật sửa van tim: tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt hoặc khâu để các lá van khép kín với nhau.
Phẫu thuật thay van tim: xác định tình trạng bệnh phẫu thuật sửa van tim không có hiệu quả. Bác sĩ cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo (van tim cơ học hoặc van tim sinh học).
Cách phòng ngừa bệnh hở van tim
- Tăng cường các loại trái cây, rau củ quả xanh sạch tốt cho sức khỏe
- Bổ sung các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu Omega-3
- Ăn thức ăn nhạt, ít muối, ít chất béo…
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo
- Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol như da và nội tạng động vật.
- Hạn chế cà phê, bia rượu, đồ uống có gas, đồ ngọt…sẽ làm tăng hiện tượng rối loạn nhịp
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì vì đây cũng là yếu tố khiến tim phải làm việc quá tải
- Kiểm tra sức khỏe và tầm soát tim mạch định kỳ để kiểm soát bệnh
- Kiểm tra chỉ số huyết áp vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc quá tải
- Kiểm tra nồng độ mỡ máu thường xuyên để tránh bệnh động mạch vành
- Xây dựng lối sống khoa học và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe
Bệnh hở van tim có di truyển không? Đây là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, tuy nhiên, nó không mang yếu tố di truyền. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng tránh bằng cách xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống, thể thao kho học.
Leave a Reply