Tin Sức Khỏe

Bệnh tuyến giáp là gì? Triệu chứng và cách điều trị?

Bất kỳ bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe người bệnh. Vì vậy các loại bệnh tuyến giáp là vấn đề nhiều người quan tâm.

Tuyến giáp là gì?

Trước khi tìm hiểu bệnh tuyến giáp là bệnh gì bạn cần biết những thông tin về tuyến giáp.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể có chức năng bài tiết, dự trữ và giải phóng hai hormon T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine). Tuyến giáp có hình dạng như con bướm, nằm ở phía trước cổ, tương đương với đốt sống cổ số 5 đến đốt sống ngực số 1. Phía trước tuyến giáp là da và cơ thịt, phía sau là khí quản.

Tuyến giáp được cấu tạo bởi 2 thùy: thùy trái và thùy phải, được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.

Tuyến giáp có chức năng gì?

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, đảm nhận các chức năng gồm:

– Tăng cường trao đổi chất: tăng hoạt động của tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid để tăng đường huyết, tăng cường chuyển hóa lipid, tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động

– Góp phần thúc đẩy hoạt động của tim, tăng nhịp tim, tăng lượng máu qua tim, tăng cường sự co bóp để cung cấp oxy cho sự chuyển hóa các mô cơ quan

– Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, nhất là tăng cường hoạt động của bộ não và sự phát triển cũng như hoàn thiện của hệ thần kinh

– Tuyến giáp còn có chức năng duy trì sự ổn định lượng canxi trong máu

– Có tác động tới quá trình hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa

Chính vì giữ nhiều chức năng quan trọng nên bất kỳ sự bất thường nào tuyến giáp đều gây ảnh hưởng đến cơ thể. Khi tuyến giáp bị tổn thương hoặc chức năng của tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới các quá trình chuyển hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp bị tổn thương hoặc chức năng của tuyến giáp gặp vấn đề bất thường. Các loại bệnh tuyến giáp gồm:

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả khiến không tiết ra đủ hormon để duy trì chuyển hóa bình thường của cơ thể. Hậu quả là tổn thương các mô và rối loạn chuyển hóa. 

Đây cũng là lý do người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, giảm trí nhớ, cơ thể chậm chạp, khả năng tư duy kém, tăng cân dù ăn ít, yếu và đau cơ, hay bị chuột rút,…

Xem ngay:  Bệnh hở van tim có di truyền không? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa?

Cường giáp

Bệnh tuyến giáp là bệnh gì? Cường giáp là một dạng bệnh tuyến giáp thường gặp khi tuyến giáp hoạt động quá mạnh dẫn đến tăng tiết hormon, tốc độ chuyển hóa chất tăng bất thường, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hóa. Bệnh lý hay gặp nhất là Basedow. 

Bệnh cường giáp có những biểu hiện đặc trưng như huyết áp tăng, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, mặt nóng bừng, khó ngủ, hồi hộp, giảm cân, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,…

Bướu cổ

Bướu cổ là dạng bướu giáp đơn thuần, loại bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Bướu cổ là những khối u dạng khu trú nằm trong nhu mô tuyến giáp. 

Bệnh phát triển âm thầm và không gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân nên rất khó phát hiện. Thường chỉ phát hiện khi sờ thấy hoặc xét nghiệm, siêu âm. Nguyên nhân gây bướu cổ là tình trạng thiếu iot. 

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là dạng bệnh nguy hiểm nhất của bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. 

Bệnh ung thư tuyến giáp ban đầu không có những triệu chứng rõ ràng nhưng khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như sưng hạch bạch huyết, khàn giọng, khó thở, khó nuốt, ăn nhiều vẫn sụt cân, luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ,…

Triệu chứng bệnh tuyến giáp

Sưng cổ, bướu cổ

Các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ hay viêm giáp sẽ xuất hiện triệu chứng rõ ràng nhất là bướu cổ hay sưng cổ. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng cơ thể thiếu muối iot. Người bệnh gặp tình trạng khó hô hấp, khó nói chuyện. 

Viêm cánh tay, đau cơ khớp

Nếu bạn mắc bệnh suy giáp, lượng hormon tiết ra suy giảm khiến não gửi thông tin đến các cơ quan chậm hơn bình thường dẫn đến tê ngứa cánh tay. Đối với bệnh cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi. 

Lượng cholesterol thay đổi

Máu của những người có bệnh về tuyến giáp thường có tỷ lệ cholesterol thất thường. Vì vậy, nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị các bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao thì rất có thể bạn mắc bệnh tuyến giáp.

Gặp vấn đề về đường ruột

Như đã nói, tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể và ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Do đó, triệu chứng bệnh tuyến giáp là các vấn đề về đường ruột, tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,…

Giảm hoặc tăng huyết áp bất thường

Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Điều này khiến huyết áp bất thường. Cường giáp khiến huyết áp bị chậm còn suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh. 

Xem ngay:  Mắt phải giật ở nam nguyên nhân do đâu? Báo hiệu điều gì?

Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu 

Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Tóc và da suy yếu

Khi bạn mắc bệnh tuyến giáp, sự rối loạn hormone tiết ra gây ra các vấn đề về da và tóc là biểu hiện rõ ràng nhất. Tóc giòn, xơ, dễ gãy, da trở nên khô và bong tróc. Người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.

Cân nặng thay đổi

Khi bị cường giáp, hormone sản sinh liên tục khiến bạn luôn có cảm giác đói và dù ăn bao nhiêu cũng bị giảm cân. Ngược lại với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn vẫn tăng cân bất thường.

Vì vậy, nếu bạn có sự thay đổi cân nặng dù không thay đổi khẩu phần ăn, không trong chế độ ăn kiêng nào thì có thể bạn đã bị bệnh về tuyến giáp.

Kinh nguyệt không đều

Bệnh tuyến giáp là bệnh thường xảy ra với nữ giới hơn nam giới, nồng độ hormone thay đổi gây ảnh hưởng lớn đến kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. 

Sự thay đổi của chu kỳ kinh khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, nguy cơ bị vô sinh bởi quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.

Giảm ham muốn

Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.

Cách điều trị bệnh tuyến giáp 

Trước tiên, để chẩn đoán bệnh tuyến giáp người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp:

– Siêu âm tuyến giáp

– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

– Xét nghiệm anti -TPO

– Xét nghiệm TG và TG Ab

– Kiểm tra độ tập trung I-ot

– Xạ hình tuyến giáp

– Sinh thiết tuyến giáp

Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp: suy giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp,…bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc hoặc kết hợp các phương pháp khác. 

Trên đây là những thông tin bệnh tuyến giáp là gì, các dạng bệnh thường gặp và triệu chứng. Người bệnh cần sớm nhận biết để có phương pháp điều trị phù hợp.